Các giải pháp thực tiễn và lâu dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 143)

6. Những điểm mới của luận văn

5.6.4. Các giải pháp thực tiễn và lâu dài

5.6.4.1. Giải pháp thực tiễn

Trước hết là nói về tiêu chuẩn công nghệ, trong một thời gian dài Việt Nam hầu như không đưa ra bất cứ một tiêu chuẩn nào đối với công nghệ ôtô, đến nay đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2, vốn là tiêu chuẩn đã quá lỗi thời mà các nước đã vượt qua từ lâu hoặc sắp xóa bỏ. Bên cạnh đó là việc kiểm định chất lượng, cho đến nay công nghệ kiểm định chất lượng của Việt Nam vẫn còn thấp và chưa rõ ràng. Trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm của mình đưa vào thị trường vốn được các nước quy định nghiêm ngặt thì ở Việt Nam hầu nh ư chưa được làm rõ. Chưa có cơ quan nào có nhiệm vụ rõ ràng bắt buộc các nhà sản xuất phải recall (thu hồi và hủy bỏ) sản phẩm của mình nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Tình trạng đó cộng với những giải pháp giới hạn thị trường khiến cho nền công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô Việt Nam vẫn đứng chân tại chỗ. Không có thị trường thì ai dámđầu tư công nghệ để mở rộng sản xuất? Bán trong nước thì bị hạn chế bằng thuế tiêu thụ đặc biệt, còn bán ra nước ngoài thì có nước nào nhập xe và phụ tùng từ một quốc gia không áp dụng tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến?

Nếu không nhanh chóng có những chiến lược mới thì có thể nói là ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và ngành sản xuất phụ tùng động cơ nói riêng sẽ sớm thất bại, nước ta sẽ là thị trường của sản phẩm các loại phụ tùng, ôtô từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...Nhưng bài toán của ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô Việt Nam không phải không có lời giải. Vấn đề là chúng ta có muốn giải bài toán đó hay không.

Phải tạo thị trường đủ lớn để các hãng sản xuất phụ tùng và ôtô mạnh dạn đầu tư. Nhưng muốn mở rộng thị trường trong vùng và cả nước thì ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô nguyên chiếc, theo lộ trình cam kết trong WTO chúng ta buộc sẽ phải giảm, nhưng cần giảm sớm hơn lộ trìnhđể cho các DN sản xuất phụ tùng, ôtô có dịp cọ sát, trước hết phải bỏ thuế tiêu thụ đ ặc biệt 50 % đối với ôtô. Tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống…

Khuyến khích đầu tư thật sự công nghệ sản xuất phụ tùng . Việc tăng dung lượng thị trường sẽ khiến cho các DN tự động đầu tư chiều sâu công nghệ sản xuất để tăng sản lượng, hệ quả là sẽ thúc đẩy việc hình thành các ngành sản xuất phụ tùng để phục vụ chủ trương “nội địa hóa”. Và Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất phụ tùng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến của các hãng sản xuất ôtô. Nếu sản phẩm được nhà sản xuất phụ tùng, ôtô tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất phụ tùng và ôtô chính thức công nhận, sẽ được miến thuế VAT và thuế thu nhập DNbao nhiêu năm chẳng hạn.

5.6.4.2. Giải pháp lâu dài là cần nhiều nhà sản xuất phụtùngđộng cơ

Với sản lượng về nhu cầu các loại xe thông dụng, xe chuyên dùng vào khoảng 200.000 chiếc/năm thì chỉ cần 10 DN lắp ráp đã là thừa, còn với sản xuất phụ tùng, thì hàng trăm dự án vẫn là thiếu. Để ngành công nghiệp ôtô phát triển được thì cần thật nhiều nhà sản xuất phụ tùng, chứ không phải là nhiều nhà lắp ráp.

Phát triển ngành công nghiệp ôtô đặc biệt là lĩnh vực chế tạo và sản xuất, cung cấp phụ tùng phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong nước và phân công hợp tác quốc tế. Tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, thông qua việc hình

thành ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ các DN lớn lắp ráp ôtô. Khuyến khích mọi thành phần KT, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất phụ tùng; tiếp thu và ứng dụng các công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm mới có chất lượng tốt.

Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô, cũng phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ hùng mạnh. Đây sẽ là hướng đi của ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô ở Việt Nam và vùng ĐBSCL nói riêng trong giai đoạn tới. Hiện nay ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Cả nước mới có hơn 160 cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp và chế tạo phụ tùng ôtô, trong đó có 60DN sản xuất phụ tùng [31], mà chủ yếu là các sản phẩm đơn giản... Trong khi một chiếc xe ôtô có tới trên 20.000 chi tiết, cần hàng nghìn nhà sản xuất phụ tùng mới đáp ứng đủ.

Và thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, ngành sản xuất phụ tùng động cơ vùng ĐBSCL cũng được xác định là phụ tùng, linh kiện, chứ không phải ôtô nguyên chiếc.

PHN KT LUN

Kết luận:

Theo những gì luận văn đã đề cập và phân tích thì ý nghĩa luận văn đã phản ánh được tình hình thực tế của các DN sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ trên địa bàn, góp phần đánh giá được thực trạng phụ tùng động cơ, khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ cho vùng, cả nước và xuất khẩu, từ đó có thể đánh giá phần nào tình hình phụ tùng động cơ trong cả nước.

Nếu các cơ sở, DN hoặc công ty trên địa bàn không sản xuất được sản phẩm phụ tùng chất lượng cao, giá rẻ, phù hợp nhu cầu XH thì sự tồn tại của họ ở thị trường Việt Nam sẽngàycàng khó khăn và cảkhi xuất khẩu,điều không thể tránh được là việc bị loại bỏ khỏi thương trường là điều hiển nhiên. Quá trình tự do hóa hay thương mại hóa dựa vào FTA trong khu vực ASEAN (hay còn gọi là AFTA) và FTA giữa Trung Quốc và ASEAN, trong vòng 10 năm, một nữa sản phẩm sẽ được nhập khẩu miễn thuế. Thời gian còn lại để chúng ta tranh đấu nỗ lực vì sinh mệnh của nền công nghiệp ôtô nói riêng, trong đó ngành sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ ở ĐBSCL vàViệt Nam nói chung đóng vai trò rất quan trọng sẽkhông còn nhiều, vận mệnh của ngành công nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển KT của đất nước Việt Namtrong tương lai, trong đó vùng ĐBSCL chiếm vị thếrất quan trọng, và vấn đề này thật sự không đơn giản mà nó sẽ ảnh hưởng đến địa vịvề chính trị, KT của vùng và Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, ở Châu Á và cả thếgiới.

Trong tương lai, có thể các DN trong vùng và Việt Nam sẽ được hỗ trợ tài chính để mua công nghệ; miễn thuế nhập khẩu vật tư nguyên vật liệu; miễn thuế thu nhập DN trong một thời gian nhất định; được trích phần trăm nhỏ trên dưới 2 % doanh số để tái đầu tư vào sản xuất; hỗ trợ ngân sách cho đào tạo thợ giỏi và được ưu tiên vay vốn...

Định hướng phát triển công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô trong vùng và Việt Nam nói chung, trong đó ngành sản xuất phụ tùng nên tập trung vào hoạt động chế

tạo và sản xuất phụ tùng động cơ trước, khiđó chú ý đến xuất khẩu dưới các cơ cấu hiện hành trong chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN.

Các DNtrong vùng ĐBSCL, phần lớn làở TP.Hồ Chí Minh, sau đó là Cần Thơ, An Giang và các tỉnh lân cận như Đồng Nai và Bình Dương nên chú trọng cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mua dây chuyền trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu phát triển sảm phẩm mới và nên quãng bá thương hiệu của mình.

Các chuyên gia trong ngành dựbáo nhu cầu sửdụng ôtôởViệt Nam sẽ tăng khoảng 12 % mỗi năm. Năm2010, số xe đăng ký lưu hành sẽlà 1.100.000 xe, hàng năm sẽ càng gia tăng. Tuy nhiên, nền công nghiệp chếtạo phụtùngđộng cơViệt Nam hầu như chưa phát triển. Sau hơn 10 năm hoạt động, dù được bảo hộ, tỷ lệ nội địa hóa của các liên doanh mới đạt (5 – 7) % . Trong khi đó, giá xe hơi bán tại Việt Nam thường cao gấp 2 lần so với khu vực, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng. Vì vậy điều vùng ĐBSCL đã,đang và sẽlàm là:

- ĐBSCL đã vàđang thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước.

- Phải vượt qua suy thoái KT, các rào cản phát sinh để giữ vững vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, trong đó chú trọng ngành công nghiệp ôtô và sản xuất phụ tùng là chính.

- Để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, công nghiệp phụ trợ phải đi trước, tạo nên cơ sở hạ tầng cung cấp sản phẩm đầu vào cho các ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất phụ tùng động cơ.

- Các DN trong vùng đã nắm bắt được những điều mình cần biết và vận dụng, khắc phục những sai lầm để giữ vững và phát triển DN mình.

Vì lẽ đó, trong tương lai vùng ĐBSCL sẽ tự cung cấp phụ tùng động cơ không chỉ cho vùng mà cho cả nước và cho xuất khẩu.

Đề tài đã vẽ lên bức tranh vềthực trạng phụ tùng động cơ của vùng ĐBSCL, từ đó có thể nhìn thấy được vấn đề đang tồn tại vềphụ tùng động cơ trong vùng và nhân rộng cho cả nước. Chính vì thế:

- Đề tài đãđánh giá được hiện trạng và triển vọng của thị trường phụ tùng động cơ trong vùng ĐBSCL, từ đó phần nào đánh giá được hiện trạng và triển vọng của thị trường phụ tùng động cơ ởViệt Nam.

- Đề tài đánh giá được thực trạng tình h ình sản xuất, tiêu thụ và khả năng cung cấp phụ tùng động cơ tại ĐBSCL. Qua đó, rút ra được những mặt tồn tại đã và đang ảnh hưởng đến việc sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ của vùng.

- Đề tài đánh giá được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong việc phát triển, mở rộng các cơ sở chế tạo và sản xuất phụ tùng động cơ tại vùng.

- Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ trên địa bàn thời gian qua; đồng thời định hướng và đề xuất, xây dựng các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ trên địa bàn các tỉnh này trong thời gian tới.

Hướng phát triển của đềtàitrong tương lai:

- Có thể tiếp tục khảo sát và đánh giá thực trạng tự sản xuất và cungứng phụ tùng động cơ trong cả nước.

- Áp dụng các định hướng và giải pháp chung để phát triển các loại hình DN sản xuất phụ tùng động cơ.

TIẾNG VIỆT

[1] Trần Đình Quý – Trương Nguyễn Trung – Trần Thị Vân Nga, Công nghệ chế

tạo phụ tùng , NXB Giao thông vận tải 2005.

[2] Phạm Ngọc Dũng, Giáo trình công nghệchếtạo máy, NXB Hà Nội 2007. [3] Trường Nghiệp vụ quản lý KH&CN, Giáo trình quản lý công nghệ cho doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹthuật Hà Nội 2006.

[4] Dương Việt Dũng, Giáo trình môn học kết cấu động cơ đốt trong, Đà Nẵng 2007.

[5] Nguyễn Tất Tiến, Giáo trình nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục Hà Nội 2003.

[6] Hồ Thanh Giảng – Hồ Thị Thu Nga, Công nghệ chế tạo phụ tùng Ô tô, Máy kéo, NXB Giao thông vận tải 2001.

[7] Nguyễn Văn Yến, Giáo trình chi tiết máy, NXB Giao thông vận tải. [8] Nguyễn Trọng Hiệp, Chi Tiết Máy (tập 1&2), NXB Giáo Dục 2003.

[9] Nguyễn Hữu Lộc,Cơ sởthiết kếmáy,NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM 2004. [10] Phạm Văn Mai – Văn Thị Bông – Nguyễn Thanh Bình, Tính toán nhiệt và động lực học động cơ đốt trong, NXB ĐH Quốc gia TPHCM.

[11] Tạp chí ô tô xe máy Việt Nam, tháng 8 năm 2008.

[12] Phùng Rân, Quy hoạch thực nghiệmứng dụng, Tp.HCM 2006.

[13] Phạm Duy Hiếu, Công nghiệp phụtrợvà sựphát triển kinh tếViệt Nam, 2011.

[14] Theo Giao Thông Vận Tải, Công nghiệp phụ trợ ô tô: Phụ mà không hề phụ,

Theo DDDN, VAMA và lời hứa hão cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam,

www.autopro.com.vn.

[15] Quỳnh Anh, Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phù hợp,Báo Quảng Nam,Nhà máy Sản xuất & Chế tạo Động cơ Chu Lai - Trường Hải, www.dantri.com.vn.

máy tăng trưởng mạnh, www.thegioioto.com.vn.

[17] Trung Hiền, Việt Nam là thị trường tiềm năng của ngành CN ô tô,

www.hn.24h.com.vn.

[18] Phạm Thúy Hồng, Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nhà XB Chính trịQuốc gia Hà Nội 2004.

[19] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kêĐBSCL và cả nướcnăm 2011.

[20] Trung Tâm Kỹthuật 3, Tiêu chuẩn kỹthuật các loại phụ tùng động cơ.

[21] www.mekongdelta.com.vn, Sốliệu kinh tếxã hội Đồng bằng Sông cửu Long.

[22] www.vi.wikipedia.org,Đồng bằng sông Cửu Long.

[23] Đào Công Tiến, Giải pháp đột phá cho Đồng bằng Sông Cửu Long, Hội nghị Chính phủvềgiáo dục đào tạoở Đồng băng Sông Cửu Long.

[24] www.baomoi.com/Home/KinhTe/daidoanket.vn, Để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.

[25] Theo Cổng TTĐT Chính phủ, Phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, www.cafef.vn.

[26] Viện Chiến lược phát triển,Vùng Đồng bằng sông Cửu Long,Báo cáo đãđược chỉnh sửa theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước họp ngày 15/7/1997 tại Hà Nội.

[27] Quyết định của thủ tướng chính phủsố 20/2006/qđ-ttg ngày 20 tháng 01 năm 2006 vềphát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

[28] Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Công Nghiệp Ô tô Việt Nam,

www.niemtin.free.fr.

[29] Trần Thủy, Khuyến khích đầu tư sản xuất phụ tùng ôtô , Minh Quang, Khi nào Việt Nam có ngành công nghiệp hỗ trợ, Việt Báo (Theo_VietNamNet).

[30] Phong Lan, Sản xuất phụ tùng ôtô sẽ được ưu tiên đặc biệt, Việt Báo (Theo_VnExpress.net).

[32] Quỳnh Minh, Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, www.baocongthuong.com.vn.

[33] Theo VOV, Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, Theo Dangcongsan,

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa sản xuất công nghiệp lên 40% GDP vào năm 2015, www.baolangson.com.vn.

[34] Bản tin nước ngoài, Một số thành tựu công nghệ cơ khí chế tạo thế giới trong thế kỷ XX và xu hướng phát triển đế n năm 2030, www.imta.edu.vn.

[35] PGS.TS Bùi Minh Trí, Xác suất thống kê và Qui hoạch thực nghiệm, Nhà xuất bản khoa học và kỹthuật, Hà Nội 2005.

[36] GS. Nguyễn Văn Lê, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản trẻ, TPHCM 1995.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

[39] Fundamentals of Machine Elements, NXB Mc Graw-Hill, 1999.

[40] P. Orlov, Fundamentals of Machine Design (vol. 1-5), NXB Mir Moscow,

1980.

[41] Thomas Johansson, Engine design, Master of Science Programme Ergonomic

Design & Production Engineering, 2006.

[42] Automotive Training Board NSW, Inspect & Service Cooling Systems, 2008. [43] Zongshen, Parts-breakdown catalogue for w150 enging, 2009.

[44] ATV & Motorcycle, Engine Parts Catalog, 2003.

[45] ACN BKN Engine Models, Rover v8 engine parts, Isuzu Engine parts manual, Yamaha Engine parts manual, Honda Engine parts manual,Engine Parts Book

[46] How to Buy Used Auto Parts, How to Troubleshoot a Small Engine Problem, How to Repair Small Engines, Category: Engine Parts,

www.wikihow.com/Category:Engine-Parts.

Phụlục 1: Thông tin vềtình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phụlục 2:Tác động của tình hình kinh tế, xã hội đến các phương diện hoạt động sản xuất kinh doanh phụ tùng động cơ của doanh nghiệp.

Phụlục 3: Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghịcủa doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ tùng động cơ.

Phụlục 4:Định hướng sản xuất, kinh doanh phụ tùng động cơ của doanh nghiệp thời gian tới.

STT Thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh của DN Số lượng DN Kết luận 1 Dây chuyền thiết bịsản xuất

22 % DN còn sử dụng dây chuyền thiết bị nội địa tức lạc hậu, 78 % DN sửdụng dây chuyền thiết bị nhập khẩu tức tiên tiến và hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)