Các vấn đề cần giải quyết hiện nay về sản xuất phụ tùng động cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 139)

6. Những điểm mới của luận văn

5.6.3. Các vấn đề cần giải quyết hiện nay về sản xuất phụ tùng động cơ

5.6.3.1. Tình hình hiện tại

Chính sách vốn và đầu tư:

Để thực hiện các mục tiêu như quy hoạch tổng thể đãđặt ra dự tính yêu cầu gắn 6 tỉ đô la cho giai đoạn 1995 –2000 và 28,1 tỉ đô la cho giai đoạn 2001 –2010. [26] Đầu tư sẽ được ưu tiên cho các dự án có ý nghĩa then chốt. Riêng giai đoạn 1995 – 2000 vốn dành cho các dự án cần ưu tiên chiếm khoảng 35 % tổng nhu cầu đầu tư của giai đoạn. Đầu tư từ ngân sách sẽ tài trợ cho khoảng 13 % nhu cầu đầu tư năm 2010. [26]

Đầu tư từ nhân dân và DN sẽ khoảng 41 % nhu cầu đầu tư trong thời kì 1995 – 2010.Đầu tư nước ngoài, nhu cầu đầu tư nước ngoài bao gồm nguồn ODA và FDI được ước lượng khoảng 40 % nhu cầu đầu tư trong thời kì 1995 –2010. [26]

Cần có chính sách, cơ chế để có thể khai thác nguồn vốn trong và ngoài vùng cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

- Tiếp tục đổi mới mạnh công tác thuế, mở rộng diện đánh thuế, không chỉ dựa vào sự đóng góp của xí nghiệp quốc doanh và thuế thương mại. Đẩy mạnh thu lệ phí, phụ phí… và phải phù hợp.

- Huy động nguồn vốn sản xuất từ quỹ đất đai, tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất. Xây dựng khung giá cho thuê đất theo từng khu vực nhỏ và theo mục đích sử dụng thực hiện chế độ “đấu thầu quyền sử dụng đất”.

- Tạo vốn thông qua thuê mua tài chính là vai mượn chủ yếu ở các Ngân hàng hoặc thông qua liên kếtliên doanh hợp tác.

- Huy động vốn từ phát hành xổ số các loại, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. - Tranh thủ nguồn vốn ODA, tài trợ quốc tế hỗ trợ vốn cho các công ty vừa và

nhỏ, tài trợ quốc tế cho các đô thị kém phát triển bằng cách xây dựng các dự án có sức thuyết phục hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn vốn cao của dự án. Xây dựng thị trường tài chính và thiết lập định chế “Quỹ phát triển vùng”.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

- Cần có những chính sách và quy định cụ thể về đãi ngộ đối với lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên viên khoa học kĩ thuật, các nhà quản lý giỏi… Từ nhiều trường hệ đại học cộng đồng và đại học tỉnh thành, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật cho vùng ĐBSCL.

- Cần xây dựng các đề án về việc làm, chú trọng phát triển các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, quan tâm đến KT hộ gia đình có th uê (2–3)lao động... - Xây dựng chương trình giáo dục – đào tạo cho các tỉnh, nâng tỷ lệ lao động

được đào tạo lên 30 % lực lượng lao động ở năm 2010 và tăng hơn nữa đến năm tiếp theo. Lập các quỹ học bổng, hỗ trợ đào tạo nhân tài và hỗ trợ học sinh giỏi, tín dụng trong đào tạo.

- Đối với đội ngũ công chức, viên chức bất kể cấp nào, cần sàng lọc, sử dụng theo các tiêu chuẩn quốc gia.

Chính sách khoa học và công nghệ:

- Xây dựng chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất mới, tăng đầu tư cho các chương trình dự án sản phẩm mới, công nghệ mới.

- Miễn giảm thuế cho các DNđầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại,đãi ngộ phần vốn nghiên cứu và đổi mới công nghệ, cho thời hạn sản xuất thử, cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Chính sách thị trường:

- Lấy thị trường trong vùng và cả nước là chủ yếu, đồng thời chú trọng thị trường nước ngoài, phần lớn ở các nước Châu Á phát triển, tăng thị phần Mỹ, Châu Âu, quan tâm thị trường truyền thống Đông Âu và SNG.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách xâm nhập thị trường đối với từng thị trường (loại sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, cách phân phối, thông tin quảng cáo…). Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá trong hoạt động ngoại thương. Miễn giảm thuế xuất khẩu. Mở rộng chế độ trợ cấp xuất khẩu. Kết hợp hợp lý trong từng thời kì tự do hoá thương mại và bảo hộ.

5.6.3.2. Một sốkiến nghị đối với nhà nước và bộ công thương, bộtài chính

- Có chính sách hỗ trợ vốn, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. - Có chính sách ưu đãi về ngành sản xuất phụ tùng động cơ riêng. - Có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuấtphụ tùng và xuất khẩu. - Có chính sách ưu đãi về thuế.

- Có chínhsách ưu đãi về đầu tư.

- Nhà nước cần xoá bỏ các thủ tục và lệ phí bất hợp lý.

5.6.3.3.Đềxuất

- Cần phải hình thành các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất phụ tùng của nhà nước: tính pháp lý về các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạophụ tùng động cơ , chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ kinh doanh.

- Cần phải có một cơ quan trong nhà nước chịu trách nhiệm quản lý (thường là các Bộ ngành liên quan), triển khai một cách tổng thể hoạt động công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ bởi vì cơ chế hiện nay khó phối hợp các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Nếu là DN nhà nước mà hoạt động có hiệu quả thì cần được khuyến khích chuyển hoá sản xuất từ phương thức tích hợp theo chiều dọc là sản xuất đại trà kém chất lượng sanghướng chuyên môn hoá.

- Cần phải thúc đẩy và hỗ trợ các DNtư nhân, DN liên doanh(đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng ) tiếp cận được với nguồn tài chính và công nghệ hiện đại. ĐBSCL và Việt Namnói chung rất thiếu trang thiết bị, bí quyết công nghệ cao để sản xuất phụ tùng, đặc biệt chưa có sự chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng hiện đại trực tiếp từ nước ngoài.

- Phải đầu tư dây chuyền, thiết bị, máy móc với công nghệ cao: Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ như nguồn nguyên – nhiên liệu, về trìnhđộ nhân công cho những sản phẩm tinh xảo và đặc biệt là đang có hàng trăm các DN hoạt động trong ngành cơ khí –chế tạo máy, đó là chưa kể đến lực lượng hùng hậu các xưởng, cơ sở cơ – kim khí, làng nghề trong vùng và trên toàn quốc. Hiện tại các DN trong vùng hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng đơn giản với công nghệ sản xuất không phức tạp và với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của các DN trong nước và một phần xuất khẩu.

- Phát triển nguồn nhân lực: thiếu lực lượng kỹ thuật từ trung cấp đến cao cấp có trình độ về quản lý, kinh nghiệm thực tế. Sự mất cân đối trong tỉ lệ đào tạo giữa thực hành và lý thuyết, quản lý và công nhân. Thiếu sự thâm nhập các ngành kỹ thuật trong quá trìnhđào tạo. Cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng: phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trìnhđào tạo và phương thức giảng dạy), cần điều chỉnh chế độ đào tạo thực hành ở xưởng sản xuất thực tế, nghiên cứu về việc xây dựng cơ chế hợp tác đào tạo giữa trường đại học và DN.

- Phổ biến thông tin DN: nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, thiết lập một hệ thống phổ biến thông tin, xây dựng một cơ sở dữ liệu về công nghiệp sản xuất và chế tạophụ tùng và xây dựng các mạng lưới thông tin nội bộDN.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc quản lý tốt chất lượng, chi phí và thời gian phân phối phụ tùng động cơ đạt yêu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng: việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của chính phủ trong việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng và tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Cải tiến năng lực của các nhà cungứng. Các DN nội địa có trìnhđộ công nghệ lạc hậu, trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư. Một trong những điểm yếu nhất là khả năng nghiên cứu, phát triển.

- Tận dụng vốn và c ông nghệ nước ngoài: một lượng vốn lớn cho sản xuất phụ tùng sẽ trực tiếp mở rộng các ngành công nghiệp phụ trợ của vùng và Việt nam nói chung.

5.6.4. Các giải pháp thực tiễn và lâu dài5.6.4.1. Giải pháp thực tiễn 5.6.4.1. Giải pháp thực tiễn

Trước hết là nói về tiêu chuẩn công nghệ, trong một thời gian dài Việt Nam hầu như không đưa ra bất cứ một tiêu chuẩn nào đối với công nghệ ôtô, đến nay đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2, vốn là tiêu chuẩn đã quá lỗi thời mà các nước đã vượt qua từ lâu hoặc sắp xóa bỏ. Bên cạnh đó là việc kiểm định chất lượng, cho đến nay công nghệ kiểm định chất lượng của Việt Nam vẫn còn thấp và chưa rõ ràng. Trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm của mình đưa vào thị trường vốn được các nước quy định nghiêm ngặt thì ở Việt Nam hầu nh ư chưa được làm rõ. Chưa có cơ quan nào có nhiệm vụ rõ ràng bắt buộc các nhà sản xuất phải recall (thu hồi và hủy bỏ) sản phẩm của mình nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Tình trạng đó cộng với những giải pháp giới hạn thị trường khiến cho nền công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô Việt Nam vẫn đứng chân tại chỗ. Không có thị trường thì ai dámđầu tư công nghệ để mở rộng sản xuất? Bán trong nước thì bị hạn chế bằng thuế tiêu thụ đặc biệt, còn bán ra nước ngoài thì có nước nào nhập xe và phụ tùng từ một quốc gia không áp dụng tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến?

Nếu không nhanh chóng có những chiến lược mới thì có thể nói là ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và ngành sản xuất phụ tùng động cơ nói riêng sẽ sớm thất bại, nước ta sẽ là thị trường của sản phẩm các loại phụ tùng, ôtô từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...Nhưng bài toán của ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô Việt Nam không phải không có lời giải. Vấn đề là chúng ta có muốn giải bài toán đó hay không.

Phải tạo thị trường đủ lớn để các hãng sản xuất phụ tùng và ôtô mạnh dạn đầu tư. Nhưng muốn mở rộng thị trường trong vùng và cả nước thì ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô nguyên chiếc, theo lộ trình cam kết trong WTO chúng ta buộc sẽ phải giảm, nhưng cần giảm sớm hơn lộ trìnhđể cho các DN sản xuất phụ tùng, ôtô có dịp cọ sát, trước hết phải bỏ thuế tiêu thụ đ ặc biệt 50 % đối với ôtô. Tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống…

Khuyến khích đầu tư thật sự công nghệ sản xuất phụ tùng . Việc tăng dung lượng thị trường sẽ khiến cho các DN tự động đầu tư chiều sâu công nghệ sản xuất để tăng sản lượng, hệ quả là sẽ thúc đẩy việc hình thành các ngành sản xuất phụ tùng để phục vụ chủ trương “nội địa hóa”. Và Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất phụ tùng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến của các hãng sản xuất ôtô. Nếu sản phẩm được nhà sản xuất phụ tùng, ôtô tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất phụ tùng và ôtô chính thức công nhận, sẽ được miến thuế VAT và thuế thu nhập DNbao nhiêu năm chẳng hạn.

5.6.4.2. Giải pháp lâu dài là cần nhiều nhà sản xuất phụtùngđộng cơ

Với sản lượng về nhu cầu các loại xe thông dụng, xe chuyên dùng vào khoảng 200.000 chiếc/năm thì chỉ cần 10 DN lắp ráp đã là thừa, còn với sản xuất phụ tùng, thì hàng trăm dự án vẫn là thiếu. Để ngành công nghiệp ôtô phát triển được thì cần thật nhiều nhà sản xuất phụ tùng, chứ không phải là nhiều nhà lắp ráp.

Phát triển ngành công nghiệp ôtô đặc biệt là lĩnh vực chế tạo và sản xuất, cung cấp phụ tùng phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong nước và phân công hợp tác quốc tế. Tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, thông qua việc hình

thành ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ các DN lớn lắp ráp ôtô. Khuyến khích mọi thành phần KT, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất phụ tùng; tiếp thu và ứng dụng các công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm mới có chất lượng tốt.

Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô, cũng phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ hùng mạnh. Đây sẽ là hướng đi của ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và ôtô ở Việt Nam và vùng ĐBSCL nói riêng trong giai đoạn tới. Hiện nay ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Cả nước mới có hơn 160 cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp và chế tạo phụ tùng ôtô, trong đó có 60DN sản xuất phụ tùng [31], mà chủ yếu là các sản phẩm đơn giản... Trong khi một chiếc xe ôtô có tới trên 20.000 chi tiết, cần hàng nghìn nhà sản xuất phụ tùng mới đáp ứng đủ.

Và thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, ngành sản xuất phụ tùng động cơ vùng ĐBSCL cũng được xác định là phụ tùng, linh kiện, chứ không phải ôtô nguyên chiếc.

PHN KT LUN

Kết luận:

Theo những gì luận văn đã đề cập và phân tích thì ý nghĩa luận văn đã phản ánh được tình hình thực tế của các DN sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ trên địa bàn, góp phần đánh giá được thực trạng phụ tùng động cơ, khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ cho vùng, cả nước và xuất khẩu, từ đó có thể đánh giá phần nào tình hình phụ tùng động cơ trong cả nước.

Nếu các cơ sở, DN hoặc công ty trên địa bàn không sản xuất được sản phẩm phụ tùng chất lượng cao, giá rẻ, phù hợp nhu cầu XH thì sự tồn tại của họ ở thị trường Việt Nam sẽngàycàng khó khăn và cảkhi xuất khẩu,điều không thể tránh được là việc bị loại bỏ khỏi thương trường là điều hiển nhiên. Quá trình tự do hóa hay thương mại hóa dựa vào FTA trong khu vực ASEAN (hay còn gọi là AFTA) và FTA giữa Trung Quốc và ASEAN, trong vòng 10 năm, một nữa sản phẩm sẽ được nhập khẩu miễn thuế. Thời gian còn lại để chúng ta tranh đấu nỗ lực vì sinh mệnh của nền công nghiệp ôtô nói riêng, trong đó ngành sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ ở ĐBSCL vàViệt Nam nói chung đóng vai trò rất quan trọng sẽkhông còn nhiều, vận mệnh của ngành công nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển KT của đất nước Việt Namtrong tương lai, trong đó vùng ĐBSCL chiếm vị thếrất quan trọng, và vấn đề này thật sự không đơn giản mà nó sẽ ảnh hưởng đến địa vịvề chính trị, KT của vùng và Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, ở Châu Á và cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)