Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 121 - 122)

6. Những điểm mới của luận văn

5.1.5. Giáo dục và đào tạo

Phát triển giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động kĩ thuật cho phát triển KT – XH, đẩy mạnh XH hoá giáo dục và đa dạng hoá đào tạo, hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học mở rộng đào tạo chuyên môn. Nâng cao lực lượng giáo dục bao gồm xây dựng đội ngũ thầy cô giáo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện ĐBSCL giáo dục điểm đảm bảo sự phát triển giáo dục của vùng bền vững và nhanh chóng.

Năm 2000 xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm 2010 cơ bản phổ cập cấp II ở các đô thị. Nâng tỉ lệ học sinh cấp II đạt 30 %năm 2010. Tăng cường đào tạo trung cấp và công nhân kĩ thuật tiến tới đào tạo đại học, mở rộng hệ đại h ọc cộng đồng, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu KT. Phấn đấu năm 2010 thu hút 20 %độ tuổi (18–23) học cao đẳng, đại học, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo lên trên 20 % lực lượng lao động.

Phát triển mạnh hệ thống mạng lưới các trường từ mẫu giáo đến đại học, mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Xây dựng bồi dưỡng và chăm lo đội ngũ cán bộ giáo viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trường học đảm bảo được các yếu tố chuẩn: Trường sở được xây cất chuẩn, đủ thầy đạt tiêu chuẩn dạy các môn, bàn ghế đầy đủ cho thầy trò, trang thiết bị cần thiết thực hành và môi trường giáo dục – đào tạo tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)