DN ôtô FDI lần lượt rời Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 94)

6. Những điểm mới của luận văn

4.4.3.4. DN ôtô FDI lần lượt rời Việt Nam

Hiện Việt Nam có 12 DN sản xuất, lắp ráp ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng không biết sau 2018 thì còn bao nhiêu DN tồn tại?

Xe lắp ráp trong nước vốn không được ưa chuộng bằng xe nguyên chiếc nhập khẩu tại Việt Nam. Khi không còn được bảo hộ nữa, xe trong nước sẽ mất lợi thế cạnh tranh, các DN cũng chẳng thể sản xuất, lắp ráp, lúc đó chỉ còn con đường là rút lui. Hiện tại, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam được cho là kém phát triển. 80 % linh kiện phục vụ cho lắp ráp xe vẫn phải nhập khẩu. Thị trường ôtô có quy mô nhỏ, khoảng 150.000 xe/năm, đã thế lại bị hạn chế tiêu dùng, cộng với chính sách liên tục thay đổi khiến cho các DN ôtô không yên tâm đầu tư. Trong vòng những năm tới, công nghiệp ôtô Việt Nam được cho là khó có thể phát triển mạnh và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Các hàng rào kỹ thuật khó cũng không thể ngăn cản được lượng xe nhập đổ vào, bởi Việt Nam là quốc gia đi sau với khoa học công nghệ chậm phát triển. Do vậy, các tiêu chuẩn k ỹ thuật đưa ra cũng không ngăn nổi các quốc gia có công nghệ hiện đại hơn. Các DN lắp ráp ôtô trong nước có trụ nổi khi tâm lý người tiêu dùng Việt luôn chuộng ôtô nhập? Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn tỷ lệ 18 xe/1.000 dân. Dự báo từ năm 2020 trở đi, KT phát triển mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người được nâng cao và hạ tầng giao thông phát triển, thì nhu cầu về ôtô cá nhân sẽ tăng mạnh. Theo tính toán của Bộ Công Thương, vào năm 2015, Việt Nam sẽ có từ 166.000 –235.000 ôtô mới gia nhập thị trường; năm 2020 có 246.000 – 347.000 xe và năm 2025 có từ 592.000 –836.000 xe. Trong số

đó, xe buýt và xe tải chỉ còn chiếm 27 %, còn lại là xe cá nhân. Cũng theo Bộ này, đến năm 2015, tỷ lệ ôtô trên đầu người của Việt Nam sẽ là 28 xe/1.000 dân; năm 2020 là 38 xe/1.000 dân và năm 2025 là 88 xe/1.000 dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)