Thực trạng và sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 90 - 91)

6. Những điểm mới của luận văn

4.4.2.2. Thực trạng và sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp phụ trợ

- Việt Nam đang phát triển mạnh các ngành sản xuất xe hơi và xe hai bánh (automobiles and motorbikes industries).

- Dù sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa hay xuất khẩu, các ngành sản xuất này đều có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm phụ trợ như phụ tùng, l inh kiện, dụng cụ, nguyên liệu...

Ví dụ: Mỗi chiếc xe hơi đều cần khoảng (20.000 –30.000) chi tiết; trong khi đó số DN Việt Nam sản xuất linh kiện còn quá ít, hơn nữa một sốDN chỉ sản xuất được một sốloại sản phẩm đơn giản như bảng điện, dây điện, phụtùng nhựa, đệm cao su, săm lốp...

Thái Lan xuất khẩu ôtô với linh kiện, phụ tùng sản xuất tại chỗ với khoảng 15 nhà máy lắp ráp có trên 1.800 nhà cung ứng sản phẩm phụtrợ và hiện có đến 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ.

Ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện vô cùng quan trọng vẫn chưa phát triển tại Việt Nam và điều này đang trở thành trở ngại đối với DN Nhật Bản đang hoạt động ở lĩnh vực ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất phụtùng và khi đi thị sát một số DN Nhật Bản tiêu biểu, thì nhiều loại phụ tùng, linh kiện vẫn phải nhập từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á lân cận, tỷlệnội địa hóa là thấp. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, ngay cả những phụtùng linh kiện mua tại nội địa cũng có nguyên vật liệu và phụ tùng nhỏ phải nhập khẩu, nên về thực chất tỷ lệ “nội địa hóa” còn thấp hơn thế. Chính vì điều này mà chi phí sản xuất tăng lên, năng lực

cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước khác chắc chắn sẽ thấp đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)