Hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 29 - 34)

B. NỘI DUNG

1.3. Hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học

1.3.1. Vai trò và nhiệm vụ của hình thức vừa làm vừa học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Vai trò của hình thức vừa làm vừa học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta bắt đầu hình thành hệ thống GDTX kể từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, phù hợp với xu thế phát triển GD chung của thế giới và khu vực, góp phần thực hiện xã hội học tập và một nền GD suốt đời. Lần đầu tiên, khái niệm "giáo dục thường xuyên" được quy định tại Điều 4 Nghị định 90/CP như sau: "GDTX được thực hiện bằng nhiều phương thức: không tập trung, KCQ, tại chức, bổ túc, tự học, từ xa ... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập liên tục, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng những nhu cầu phát triển KT- XH, KH&CN, văn hoá và nghệ thuật". Điều 44 Luật GD (2005) tái khẳng định: "GDTX giúp mọi người VLVH, học liên tục, học suốt đời nhằm cải thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện CL cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện GD cho mọi người, xây dựng xã hội học tập" [29].

GDTX còn được coi là một phân hệ của hệ thống GD quốc dân, là một bộ phận (bộ phận thứ 5) của cơ cấu hệ thống GD quốc dân, đồng cấp với 4 bộ phận khác (GD mầm non, GD phổ thông, GD nghề nghiệp và GDĐH) nhưng có đặc điểm riêng về đối tượng học, cấp học và cách thức đánh giá kết quả học tập (GDTX không phân chia thành cấp học và văn bằng tương ứng như ở GD CQ). Hiện nay và trong tương lai, GDTX sẽ là bộ phận lớn nhất của hệ thống GD quốc dân, bao gồm tất cả những ai chưa vào hoặc đã rời GD nhà trường [16]. Đặc trưng nổi bật của GDTX là áp dụng phương thức sử dụng một phần thời gian trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm để học tập, phần thời gian còn lại dành cho các hoạt động: lao động, xã hội, nghỉ ngơi ... và không thực hiện theo lứa tuổi của người học. Về cơ cấu, GDTX gồm: GD KCQ và GD phi CQ, trong đó GD KCQ là thành phần giữ

21

Theo Luật Giáo dục (GD) (2005) hệ thống GD quốc dân gồm: GD CQ và GDTX. GDTX được coi là một loại hình GD với nhiều cách thức tổ chức học tập phong phú, nội dung của nó được thể hiện ở nhiều chương trình GD khác nhau. Đồng thời, GDTX cũng được coi là một hệ thống độc lập tồn tại và phát triển song song với hệ thống GD CQ: "Song song với hệ thống GDCQ là hình thức GDTX bao gồm nhiều chương trình GD từ chương trình xoá mù chữ, bồi dưỡng cập nhật nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng thường xuyên đến các chương trình GD để lấy văn bằng của hệ thống GD quốc dân theo các hình thức: VLVH, từ xa, tự học có hướng dẫn" [19].

Sơ đồ 1.3: Hệ thống hoá các hình thức giáo dục và cách thức tổ chức đào tạo

Như vậy, đào tạo VLVH là hình thức đào tạo thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên.

Đào tạo VLVH thuộc loại hình GDTX dẫn tới cấp văn bằng được tổ chức theo từng khoá học, có khối lượng, nội dung đào tạo và cấu trúc kiến thức tương đương với các chương trình GD CQ cùng ngành học, cấp học. Văn bằng của GDTX

Giáo dục phi chính quy

(học ngoài nhà trường)

Giáo dục không chính quy

(theo trường, lớp)

Tự học có hướng dẫn Giáo dục từ xa

(dạy - học gián tiếp)

Giáo dục trực tiếp

(VLVH, tập trung một phần thời gian)

Hệ thống giáo dục

Giáo dục chính quy

(tập trung toàn thời gian)

Nhóm 2

(bồi dưỡng thường xuyên, cấp chứng chỉ)

Nhóm 1

(đào tạo nhân lực, cấp văn bằng)

Giáo dục thường xuyên

22

do các cơ sở GD có thẩm quyền cấp là văn bằng thuộc hệ thống GD quốc dân, được Nhà nước đảm bảo về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng của các loại hình GD khác. Điều 44 Nghị định 90/CP của Chính phủ đã khẳng định: "Khi đạt đầy đủ những yêu cầu về một văn bằng hoặc chứng chỉ quy định, thì người học (kể cả trong GDTX) được cấp văn bằng và chứng chỉ đó". Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 90/CP của Bộ GD&ĐT còn chỉ rõ: "Ở hệ thống GDTX, người học cũng có thể đạt văn bằng, chứng chỉ của hệ CQ, nếu tích luỹ đủ những kết quả đáp ứng yêu cầu của hệ CQ". Đây là điều khoản quan trọng, khẳng định ở mỗi trình độ đào tạo chỉ có một loại văn bằng dựa trên những yêu cầu của chương trình GD CQ, dù là học theo phương thức tập trung liên tục hay tập trung một phần thời gian (VLVH).

Bộ phận GD thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực, dẫn đến cấp văn bằng theo hình thức VLVH trong GD KCQ được tổ chức thành hệ thống từ cao đến thấp, ở mọi cấp, bậc học, từ chương trình xoá mù chữ đến các chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, tạo cơ hội cho mọi người có yêu cầu học từ chỗ chưa biết chữ để đạt trình độ học vấn cơ bản; học tiếp tục để đạt trình độ đào tạo tương đương với GDCQ; học để bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thích ứng với những tiến bộ nhanh chóng của KH&CN [9].

1.3.1.2. Nhiệm vụ của hình thức vừa làm vừa học trong giáo dục đại học

Đào tạo đại học hình thức VLVH có sứ mệnh là đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, nhu cầu nâng cao kiến thức của những người lao động và nhu cầu này đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, đào tạo đại học hình thức VLVH đã hình thành hệ thống với các tên gọi không giống nhau qua các thời kỳ khác nhau, quy mô ngày càng tăng, địa bàn được mở rộng tới hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, gia tăng tỷ lệ người lao động có trình độ ĐH, góp phần xây dựng xã hội học tập [4].

a) Đối với xã hội học tập: Xã hội học tập được xây dựng dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: mọi người đi học và học thường xuyên, học suốt đời. Xã hội học tập tạo

23

các bậc học khác nhau, kể cả học ĐH ... Ai ai muốn học, muốn học gì, muốn học bằng cách nào và học như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình nhất cũng được tạo điều kiện tốt nhất có được để học. Qua thời gian dài phát triển, hình thức VLVH đã thể hiện vai trò không thể không nhắc đến trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực đang công tác nâng cao năng lực, hay lực lượng lao động thuộc các tỉnh vùng sâu vùng xa khó có khả năng tiếp cận đại học chính qui, đã giảm thiểu đi phần nào sự mất cân bằng trong giáo dục về khoảng cách địa lí. Ở Việt Nam, chính sách giáo dục của nhà nước đang tiến hành triển khai xây dựng xã hội học tập, trong đó mọi người dân đều có cơ hội học tập trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời để nâng cao kiến thức, theo kịp sự phát triển của KH&CN [16], mà vai trò của hình thức VLVH nói riêng, GDTX nói chung là không thể không kể đến.

Nhu cầu đào tạo ĐH VLVH trong thời kỳ đổi mới

Học ĐH theo các phương thức không truyền thống (VLVH, từ xa, tự học có hướng dẫn) là lựa chọn của nhiều người lao động khi không có điều kiện theo học ĐH theo phương thức truyền thống (tập trung liên tục) ngay sau khi tốt nghiệp THPT, bởi ở nhiều nơi và đối với nhiều người thì chi phí học ĐH là khá đáng kể và không ngừng gia tăng. Đó là chưa nói đến nguy cơ mất thu nhập có thể có trong những năm đi học ĐH, nếu họ đi học thay vì đi làm. Thêm vào đó, nhiều người sau một thời gian vài năm đi làm thấy cần bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc làm đang đổi thay từng ngày, từng giờ hoặc nhận ra mình không thích hợp với công việc đang làm, muốn theo học một chuyên môn khác để chuyển đổi nghề nghiệp. Vì thế, học tập suốt đời là nhu cầu và nhu cầu này ngày càng tăng và không chỉ giới hạn trong những khoá tập huấn ngắn hạn, mà cả các khoá học dẫn đến cấp văn bằng, kể cả các khóa đào tạo trình độ ĐH. Nói cách khác, trước đây việc học chỉ là những "lát cắt" cố định trên hằng số thời gian của cuộc đời thì trong thời kỳ đổi mới và mở cửa đất nước, việc học trở nên thường xuyên, liên tục trong cả cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là của người lao động [36].

b) Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ: Bên cạnh các nguồn lực về tài chính, KH&CN, tài nguyên ... thì nguồn lực con người, tài nguyên chất xám

24

trở thành một nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển KT-XH, nhu cầu về lao động giản đơn ngày càng giảm, nhu cầu về lao động trí tuệ sẽ ngày càng tăng. Khả năng cạnh tranh, sự phát triển và lợi thế so sánh của mỗi quốc gia hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực chất lượng cao, tri thức và KH&CN được áp dụng trong quá trình sản xuất. Sự dư thừa về sức lao động giản đơn và nguyên liệu ngày càng là lợi thế so sánh ít giá trị hơn [27].

Muốn hiện thực hoá sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập thế giới và khu vực thì đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực trình độ cao, đủ lớn về số lượng, trong đó nguồn nhân lực trình độ ĐH chiếm một tỷ trọng tương ứng, đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, kể từ khi nước ta là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (16/5/2007), bước vào thời kỳ phát triển mới, hội nhập toàn diện với thế giới, đứng trước những cơ hội, thách thức chưa từng có thì đòi hỏi về nguồn nhân lực trình độ ĐH càng trở lên bức thiết hơn bao giờ hết. Phát triển đào tạo đại học hình thức VHVH là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề nêu trên, bởi lẽ đầu tư vào nguồn vốn nhân lực không chỉ đơn giản là đầu tư cho đào tạo ĐHCQ, mà còn phải đầu tư cho cả đào tạo ĐHKCQ, gia tăng tỷ lệ người lao động có trình độ ĐH, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững [26].

Thực tế cho thấy nhu cầu học tập của người dân là rất lớn, kể cả học ĐH khiến cho hệ thống GDĐH truyền thống trở nên bất cập và quá tải, quy mô đào tạo ĐH CQ lại hạn chế do nhiều lý do khác nhau như: tổ chức đào tạo cứng nhắc, phương thức học tập trung liên tục tại cơ sở GDĐH là hoàn toàn không phù hợp với đối tượng người lớn đang đi làm. Đào tạo đại học VLVH còn mở ra cơ hội tiếp nhận học vấn trình độ ĐH cho số đông học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương vì những lý do khác nhau nào đó mà không thể theo học ĐH ở các trường, lớp CQ, yên tâm tham gia lao động sản xuất, công tác ở địa phương có cơ hội học tập tiến bộ trở thành những người lao động có học vấn, góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt KT-XH [4]. Đào tạo ĐH VLVH trở thành một kênh quan trọng đáp ứng nhu cầu nêu trên, thích hợp với đối tượng này, ngày nay GD không chỉ hướng trọng tâm vào đối tượng thanh niên trong độ tuổi, vừa mới tốt nghệp THPT hoặc tương

25

đương, mà còn đứng trước nhu cầu đào tạo, đào tạo lại của hàng vạn người đang đi làm. Bất kỳ người lao động nào cũng không thể chờ học cho đủ kiến thức nghề nghiệp mới đi làm và khi đã có chỗ làm ổn định rồi thì lại không thể không học thêm kiến thức gì nữa. KH&CN càng phát triển thì vốn kiến thức, hiểu biết của con người càng cần được bổ sung và tích luỹ.

Đào tạo ĐH VLVH là cần thiết vì đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, là một giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết bài toán "quy mô - chất lượng" trong GDĐH hiện nay, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, phù hợp với những nước đang phát triển như Việt Nam [4]. Đối với các tỉnh khu vực miền núi, Tây Bắc, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thì đào tạo ĐH VLVH là rất cần thiết, nếu không có đào tạo ĐH VLVH thì địa phương sẽ thiếu cán bộ làm việc ở các bộ máy công quyền hoặc cán bộ công chức không được qua đào tạo sẽ khó có thể hoàn thành công việc được giao. Ngược lại, cán bộ công chức, viên chức và người lao động địa phương có nhu cầu được đào tạo, nhưng không có điều kiện để về các cơ sở GDĐH để học tập trung cho nên đào tạo ĐH VLVH mở ra cơ hội học tập tại chỗ cho họ [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)