Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 108 - 113)

B. NỘI DUNG

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Bảng đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý

TT Nội dung Mức độ cần thiết (%) Điểm TB Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết CB QL GV CB QL GV CB QL GV BP1

Nâng cao năng lực lập kế hoạch đào tạo hình thức VLVH

48.1 61.4 33.3 27.3 18.5 11.4 2.42

BP2

Hoàn thiện tổ chức hoạt động đào tạo hình thức VLVH

59.3 54.5 22.2 34.1 18.5 11.4 2.42

BP3

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK

59.3 54.5 29.6 38.6 11.1 6.8 2.48

BP4

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với đào tạo hình thức VLVH

66.7 45.5 14.8 31.8 18.5 22.7 2.32

BP5

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo hình thức VLVH

74.1 68.2 25.9 31.8 0 0 2.7

Nhìn chung, các nhóm đối tượng tham gia khảo sát đều đánh giá chung và đưa ra các đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả của đào tạo hình thức VLVH của Trường ĐHCT thời gian tới với các nhận định tương đồng với nhau.

Đầu tiên là cả hai nhóm đối tượng điều đánh giá là rất cần thiết đối với hai nhóm biện pháp Nâng cao năng lực Lập kế hoạch đào tạo hình thức VLVH và Hoàn thiện Tổ chức hoạt động đào tạo hình thức VLVH với chỉ số điểm Trung bình là 2.42 điểm.

Bên cạnh đó, cả hai nhóm đối tượng CBQL và GV đều cho rằng việc Tăng cường Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo hình thức VLVH là rất cần thiết khi đánh giá lần lượt ở tỷ lệ 74.1% và 68.2% với mức độ khả thi cũng rất cao lần lượt là 74.1% và 52.3%.

100

Bảng 3.2. Bảng đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT

Nội dung

Tính khả thi(%)

Điểm TB Rất khả thi Khả thi Không khả

thi CBQ L GV CBQ L GV CBQ L GV

BP1 Nâng cao năng lực lập kế

hoạch đào tạo VLVH 55.6 38.6 33.3 40.9 11.1 20.5 2.3 BP2 Hoàn thiện tổ chức hoạt

động đào tạo VLVH 70.4 45.5 22.2 34.1 7.4 20.5 2.4

BP3

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK

55.6 25 29.6 38.6 14.8 36.4 2.1

BP4

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với đào tạo VLVH

29.6 25 25.9 27.3 44.4 47.7 1.8

BP5

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo VLVH

74.1 52.3 25.9 43.2 0 4.5 2.6

Ngược lại, Thực hiện các Chế độ, chính sách đối với đào tạo hình thức VLVH lại là nội dung được đánh giá là khó thực hiện nhất khi cả 2 nhóm đối tượng đồng loạt đánh giá tiêu chí này có mức độ không khả thi rất cao lần lượt là 44.4% và 47.7%, và cho số điểm trung bình mức độ khả thi ở mức thấp. Điều này cho thấy, đối với đội ngũ GV và CBQL cho rằng những điều kiện để thực hiện công tác đảm bảo cho chế độ chính thức sẽ khó được đáp ứng theo nội dung mà tác giả đã đưa ra trong Biện pháp này.

Cuối cung là nhóm biện pháp thứ 3, biện pháp Tăng cường Sự phối hợp giữa các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK, được đánh giá mức độ cần thiết ở mức cao (2.48 điểm), và mức độ khả thi chỉ là 2.1, cho thấy nhận định của đội ngủ CBQL và GV về sự chỉ đạo của các cấp quản lý trong hệ thống về sự phối hợp giữa

101

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Trên cơ sở đó, tác giả đã sử dụng công thức tính hệ số tương quan hạng Spearman: R=1-(6∑D2)/n(n2-1) Nội dung BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Xếp Hạng Tính cần thiết 2 2 3 1 4 Xếp Hạng Tính khả thi 3 4 2 1 5 Hiệu số D 1 2 1 0 1 R = 1 - (6*7)/5(52 - 1) = 1 - 42/5*24 = 1 - 42/120 = 1 - 0.35 = 0.65 Trong đó: R - Hệ số tương quan

D - Hiệu số thứ bậc 2 đại lượng mang so sánh n - số biện pháp được nghiên cứu

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Cần thiết 2.42 2.42 2.48 2.32 2.7 Khả thi 2.28 2.39 2.08 1.8 2.58 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

102

Sau khí áp dụng công thức spearman, ta tính được R= 0,65. Kết quả cho thấy, mức độ cần thiết và mức độ khả thi các giải pháp quản lí hoạt động đào tạo hình thức VLVH tương quan thuận và khá chặt chẽ, có nghĩa là giữa nhận thức về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp là phù hợp với nhau.

Qua biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy có mức độ tương đương giữa tính cần thiết và tính khả thi là khá gần, chỉ có hai biện pháp là Biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK và Biện pháp thực hiện các chế độ, chính sách đối với đào tạo hình thức VLVH có chênh lệch lớn nhất, do được đánh giá là rất cần thiết nhưng khó thực hiện do các nguyên nhân khách quan còn tồn tại.

Như vậy, trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn cho thấy việc tiến hành đồng bộ các biện pháp này một cách khoa học có ý nghĩa lớn đối với việc hoàn thiện hơn công tác quản lý đào tạo hình thức VLVH của ở Trường ĐHCT, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của Nhà trường trong đào tạo theo xu hướng đổi mới và phát triển của hệ thống Giáo dục và Đào tạo, bắt kịp với sự phát triển của cá nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo hình thức VLVH và phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo của Trường ĐHCT. Tác giả đã hoàn thiện Chương 3 và đề xuất 5 biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý đào tạo hình thức VLVH của Trường ĐHCT trong thời gian tới đó là:

- Nâng cao năng lực lập kế hoạch đào tạo hình thức VLVH. - Hoàn thiện tổ chức hoạt động đào tạo hình thức VLVH.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK.

103

Các biện pháp quản lý đào đào tạo hình thức VLVH của Trường ĐHCT được xây dựng theo cấu trúc:

- Mục tiêu mà biện pháp đề ra cần đạt đến.

- Nội dung cụ thể của các biện pháp để đạt đến mục tiêu mà từng biện pháp quản lý đề ra.

- Những điều kiện đảm bảo để biện pháp quản lý đề ra đạt hiệu quả.

Các biện pháp trên đều nhằm phát huy những mặt tích cực nhà trường đã làm được và khắc phục những tồn tại để công tác quản lý đào tạo đạt hiệu qủa cao hơn. Qua quá trình tiến hành khảo nghiệm 05 biện pháp nêu trên, kết quả đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp này trong việc củng cố và tăng cường công tác quản lý đào tạo hình thức VLVH trong thời gian tới.

Từ những đề xuất trên, tác giả cho rằng cần có những điều chỉnh trong phương thức, cơ cấu, chính sách để có thể nâng cao hiệu quả cho hoạt động đào tạo hình thức VLVH, thu hẹp khoảng cách và từng bước đưa đào tạo hình thức VLVH có giá trị, chất lượng ngang bằng hình thức CQ.

104

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 108 - 113)