B. NỘI DUNG
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực lập kế hoạch đào tạo hình thức vừa làm
Trường Đại học Cần Thơ
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực lập kế hoạch đào tạo hình thức vừa làm vừa học làm vừa học
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Công tác quản lý hoạt động đào tạo hình thức VLVH luôn phải bám sát, thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo có một ý nghĩa khởi
81
trong nhà trường. Bản kế hoạch đào tạo của nhà trường khi đạt được sự phù hợp và tính khả thi trước thực tiễn thì mục tiêu của biện pháp phải đạt yêu cầu như:
- Xây dựng được kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn của một cơ sở giáo dục cho từng giai đoạn có tính chất ổn định như: kế hoạch năm học, kế hoạch học kì và những năm tiếp sau đó;
- Xây dựng được kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn đào tạo ở từng bộ môn, từng chuyên ngành;
- Xây dựng được kế hoạch đào tạo cho từng bộ phận khi đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và năng lực làm việc;
- Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ đào tạo của các bộ phận liên quan trong nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
Thực hiện công tác dự báo trong quản lý hoạt động đào tạo về các nhu cầu, năng lực đào tạo của toàn hệ thống trong Trường ĐHCT và từng đối tượng và ngành nghề đào tạo;
Xác định nhiệm vụ, chức năng cho từng đơn vị trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo chung toàn trường. Trong đó, Trung tâm Liên kết Đào tạo có nhiệm vụ quản lý chung công tác xây dựng kế hoạch, đội ngũ tham mưu tư vấn và giúp việc căn cứ vào thông tin dự báo để các thành viên xây dựng kế hoạch cho riêng mình, tham mưu cho Ban Giám hiệu và Trung tâm Liên kết Đào tạo trong công tác xây dựng kế hoạch chung;
Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đào tạo ở từng bộ phận, từng bộ môn trên cơ sở chỉ đạo chung của Ban Giám hiệu và Trung tâm Liên kết Đào tạo;
Thu nhận thông tin phản hồi và điều chỉnh kế hoạch hành động trong toàn thể các bộ phận, cán bộ giảng dạy, các bộ phận quản lý…;
Tiến hành giám sát, kiểm tra - đánh giá việc xây dựng kế hoạch đào tạo ở từng bộ phận chức năng trong nhà trường;
Phổ biến kế hoạch đào tạo chung của trường tới các cá nhân và bộ phận, đơn vị, phòng, khoa, trung tâm trong trường.
82
3.2.1.3.Cách thức tổ chức thực hiện
- Trung tâm Liên kết Đào tạo tiến hành thu thập các thông tin như: thông tin tuyển sinh, thông tin cán bộ, GV, thông tin thiết bị, CSVC phục vụ đào tạo, thông tin SV, thông tin về cơ chế chính sách mới, thông tin về nguồn lực tài chính để tiến hành dự báo cho các bộ phận liên quan;
- Trung tâm Liên kết Đào tạo xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng và cách thức, thời gian, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đào tạo, dựa trên cơ sở đó, phác thảo kế hoạch đào tạo cho cho các khoa, đơn vị liên quan;
- Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Trung tâm Liên kết Đào tạo điều hành xây dựng kế hoạch đào tạo chung toàn trường, chuyên về từng bộ phận đào tạo để thu nhận thông tin phản hồi cho kế hoạch đã xây dựng. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bản kế hoạch;
- Ban Giám hiệu chỉ đạo Trung tâm Liên kết Đào tạo, các phòng chức năng xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng kế hoạch đào tạo và trực tiếp tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá đó;
- Ban Giám hiệu phê duyệt kế hoạch đào tạo của toàn trường, Lãnh đạo Khoa, Phòng và đơn vị liên quan phê duyệt kế hoạch đào tạo của đơn vị, bộ phận mình.
3.2.1.4.Điều kiện thực hiện
- Thiết lập được các kênh trao đổi thông tin đa dạng và nhất quán giữa các đơn vị, bộ phận trong trường;
- Trung tâm Liên kết Đào tạo có vai trò trung tâm kết nối, thống nhất các kế hoạch đào tạo giữa các bộ phận;
- Việc kiểm tra, đánh giá phải được tổ chức và tiến hành liên tục trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo;
83
dụng quản lý thông tin và soạn thảo, nguồn ngân sách đảm bảo cho hoạt động xây dựng kế hoạch diễn ra thuận lợi.
- Sự động thuận của tập thể cán bộ giảng dạy, CBQL và công nhân viên chức của nhà trường trong công tác tổ chức xây dựng, và thực hiện kế hoạch đào tạo đã được Ban Giám hiệu phê duyệt.