KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 113 - 118)

1. Kết luận

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, người nghiên cứu đã hoàn thành luận văn đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Cần Thơ”. Kết quả đạt được từ nghiên cứu đề tài thể hiện ở các mặt sau: - Về mặt lý luận:

+ Tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp và trình bày được tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.

+ Hệ thống hoá các khái niệm cơ bản về quản lý, đào tạo, hình thức VLVH, quản lý đào tạo hình thức VLVH.

+ Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học, bao gồm: Vai trò hoạt động đào tạo hình thức VLVH; Các yêu cầu cơ bản đối với đào tạo hình thức VLVH; Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị phụ trách quản lý đào tạo hình thức VLVH trực thuộc trường đại học.

+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa

làm vừa học, theo hướng tiếp cận các chức năng của quản lý, bao gồm: Lập kế hoạch đào tạo hình thức VLVH; Tổ chức đào tạo hình thức VLVH; Chỉ đạo công tác đào tạo hình thức VLVH; Các chế độ chính sách đối với đào tạo hình thức VLVH và Kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo hình thức VLVH.

Cơ sở lý luận về Hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học và Quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học xây dựng ở Chương 1 được vận

dụng vào khảo sát, phân tích đánh giá Thực trạng hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học và Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Cần Thơ ở Chương 2.

-Về mặt thực tiễn

+ Khảo sát, phân tích đánh giá Thực trạng hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học và Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Cần Thơ. Xác định các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.

105

+ Đề xuất 5 biện pháp Quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học

của Trường Đại học Cần Thơ, gồm:

* Biện pháp 1: Nâng cao năng lực lập kế hoạch đào tạo hình thức VLVH * Biện pháp 2: Hoàn thiện tổ chức hoạt động đào tạo hình thức VLVH

* Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK

* Biện pháp 4: Thực hiện các chế độ, chính sách đối với đào tạo hình thức VLVH

* Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo hình thức VLVH

Các biện pháp đề xuất nhằm tác động đến các chủ thể quản lý và các khâu của quá trình quản lý hoạt động đào tạo hình thức VLVH.

Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hình thức VLVH mà người nghiên cứu nêu ra có vai trò hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển các nội dung của quản lý hình thức đào tạo VLVH. Mỗi biện pháp có vai trò, ý nghĩa riêng. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng khơi dậy và phát huy các nguồn lực cơ bản của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay của nhà trường.

+ Tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất được khảng định thông qua kết quả khảo sát ý kiến đội ngũ CBQL và GV của Trường ĐHCT tham gia giảng dạy, quản lý đào tạo hình thức VLVH.

- Hướng phát triển của đề tài:

Đề tài sau khi hoàn chỉnh và tổ chức thực nghiệm sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và quản lý hoạt động đào tạo hình thức VLVH ở Trường ĐHCT, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo và hội nhập quốc tế.

106

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu cho CBQL ở các đơn vị tham gia đào tạo hình thức VLVH tham khảo, bổ sung điều chỉnh kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu cho Chính phủ có chính sách thiết thực, hiệu quả hơn đến chủ trương học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và đa dạng hóa các phương thức đào tạo trong thời gian tới.

- Xây dựng chính sách phát triển đào tạo hình thức VLVH nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trong bối cảnh CNH-HĐH, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Tổ chức khảo sát dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực trình độ đại học, từ đó có chính sách đào tạo và sử dụng phù hợp. Có chính sách đầu tư đúng mức cho hoạt động đào tạo hình thức VLVH đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt đối với vùng ĐBSCL nơi được xem là “vùng trũng” về giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo trong ngoài nước nhằm trao đổi chương trình, học liệu, phương pháp, kinh nghiệm đào tạo, quản lý đào tạo hình thức VLVH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2. Với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

- Có chính sách tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh phí địa phương cho hoạt động đào tạo hình thức VLVH trên cơ sở điều tra khảo sát xác định nhu cầu nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vùng ĐBSCL.

- Tạo điều kiện gắn kết cơ sở đào tạo hình thức VLVH với các CSSDNL để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương và vùng ĐBSCL.

107

2.3. Với các Đơn vị liên kết đào tạo

- Điều tra khảo sát nắm bắt nhu cầu đào tạo của người học, tổ chức, đoàn thể, CSSDNL và cộng đồng tại địa phương về nhu cầu đào tạo.

- Kết hợp cùng Trung tâm Liên kết Đào tạo - Trường ĐHCT tổ chức tuyển sinh đào tạo hình thức VLVH tại các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

- Tích cực tham gia phối hợp trong tuyển sinh, hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ giảng dạy, quản lý tốt người học tại đơn vị, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Phối hợp với Trung tâm Liên kết Đào tạo - Trường ĐHCT tổ chức thu nhận các thông tin phản hồi từ phía người học, từ CSSDNL để kịp thời có những cải tiến, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo hình thức VLVH.

2.4. Với các Cơ sở sử dụng nhân lực

- Khai thác tính linh hoạt, mềm dẻo và kinh tế của hình thức đào tạo VLVH để tổ chức đào tạo, tuyển dụng và nâng cao trình độ nhân lực phù hợp với nhu cầu của đơn vị.

- Đặt hàng cho Trường ĐHCT về nhu cầu đào tạo, cụ thể về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đồng thời cùng tích cực tham gia xây các dựng chương trình đào tạo, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, đánh giá học tập, kết quả đào tạo.

- Hợp tác, liên kết với Trường ĐHCT để hỗ trợ, phát huy thế mạnh của nhau trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cùng Trường ĐHCT nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hình thức VLVH.

2.5. Với Trường Đại học Cần Thơ

- Trường cần có những đề xuất cụ thể đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng đề ra những chính sách phù hợp với hình thức VLVH trong thời kì mới.

108

- Tăng cường đầu tư cho công tác quảng cáo, quảng bá, phát triển thương hiệu trong tuyển sinh hình thức VLVH.

- Xây dựng chủ trương, đẩy mạnh công tác thực hiện chế độ, chính sách trong phối hợp liên kết đào tạo với các ĐVLK và các đối tượng tham gia hình thức VLVH.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ CBQL, GV nhằm nâng cao năng lực quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy hình thức VLVH.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tiếp tục đầu tư trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin đối với đào tạo hình thức VLVH.

- Hợp tác với các viện, trường đại học trong và ngoài nước nghiên cứu, học tập về mô hình GDTX hay VLVH, tiếp thu và ứng dụng vào công tác quản lý đào tạo, giảng dạy hình thức VLVH tại trường.

109

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 113 - 118)