Biện pháp 4: Thực hiện các chế độ, chính sách đối với đào tạo hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 102 - 104)

B. NỘI DUNG

3.2.4. Biện pháp 4: Thực hiện các chế độ, chính sách đối với đào tạo hình thức

vừa làm vừa học

3.2.4.1. Mục đích thực hiện

Đào tạo VLVH là hình thức đặc thù, hướng nhiều hơn theo chủ trương xã hội hóa giáo dục. Vì vậy, các chế độ, chính sách đối với hình thức này còn rất hạn chế. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đào tạo VLVH sẽ thúc đẩy sự phát triển về nội dung, hình thức lẫn quy mô đào tạo và chất lượng đầu ra.

Đẩy mạnh công tác thực hiện chế độ, chính sách trong đào tạo hình thức VLVH, sẽ góp phần nâng cao và quảng bá tốt thương hiệu, hình ảnh của ĐHCT trong việc chăm lo, hỗ trợ cho học viên theo học, tạo điều kiện phát triển quy mô SV. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong thông tin tuyển sinh mà nhà trường cần công bố để học viên nắm về quyền lợi của mình khi theo học.

3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Do đặc thù của công tác đào tạo nên các đối tượng liên quan cũng rất đặc biệt. Từ CBQL, GV đến SV đều cần được nhà trường quan tâm đến chế độ chính sách.

- Đối với GV cần quan tâm đến việc họ phải chịu thay đổi thường xuyên nơi làm việc để theo sát quá trình đào tạo. Vì vậy ngoài chi phí ăn ở, đi lại cần thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm đi lại, đảm bảo họ được hưởng chính sách như những đối tượng làm việc ở những vùng, ngành đặc biệt. Tăng mức hệ số thù lao giảng dạy của các GV tùy theo khoảng cách từ Trường đến địa điểm giảng dạy. Có

94

chế độ khen thưởng, thăng tiến, khen ngợi, quan hệ hợp tác, bầu không khí tâm lý, điều kiện làm việc đối với GV. Quan tâm hơn nữa đến điều kiện, học tập bồi dưỡng để GV có thể nâng cao trình độ về tiếp tục đóng góp cho trường.

- Đối với SV ở vùng sâu vùng xa cần khuyến khích họ bằng các hình thức học bổng khuyến học, tranh thủ giúp học viên tiếp cận với các nguồn ngân sách hỗ trợ học tập của địa phương và các tổ chức hợp pháp khác. Ban Giám hiệu cần chỉ đạo, xem xét SV VLVH như SV CQ tại Trường khi xét học bổng khuyến khích cho SV. Tạo mối quan hệ, phát triển hơn nữa mạng lưới liên kết hỗ trợ việc làm với các cở sở sử dụng lao động, cơ quan ban ngành địa phương để kịp thời hỗ trợ công việc cho SV VLVH mới ra trường. Điều này đồng nghĩa phải đảm bảo chất lượng đầu ra cho SV VLVH. Ban Cán sự lớp đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các thông báo, quy định, công văn đến các thành viên của lớp, hỗ trợ rất nhiều cho công tác triển khai đào tạo, vì vậy cần có hình thức khen thưởng các thành viên là Ban Cán sự các lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ để khích lệ tinh thần cho các SV tiếp theo.

- Đối với CBQL: Không giống như quản lý đào tạo CQ, đào tạo VLVH đòi hỏi CBQL mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự sẵn sàng cao, làm việc ngoài giờ, liên tục đi công tác đến các lớp học đặt ngoài trường. Chính vì vậy cần xây dựng và quy đổi thời gian làm việc để phù hợp với công tác và công việc cảu từng cá nhân. Có chế độ công tác phí và hỗ trợ phương tiện đưa đón. Đối với CBQL tại địa phương làm công tác kiêm nhiệm quản lý lớp học cần có phụ cấp để khuyến khích làm tốt công việc, nhiệt tình, tâm quyết với Trường hơn trong khâu quảng cáo, quảng bá tuyển sinh.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm chia sẽ từ Hội đồng trường, các thành viên trong Ban Giám hiệu quyết liệt trong chỉ đạo, đính hướng phát triển đào tạo VLVH.

- Đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện các chế độ, chính sách một cách toàn diện và triệt để.

95

- Cần có sự tham mưu, đóng góp xây dựng định mức, kế hoạch thực hiện từ các phòng ban chức năng. Đặc biệt, là Phòng Tài chính và Trung tâm Liên kết Đào tạo là hai đơn vị chủ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 102 - 104)