B. NỘI DUNG
2.1.2. Quá trình hình thành và hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của
học của Trường Đại học Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ tiền thânlà Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31/3/1966, sau 30/4/1975 được đổi tên thành Trường Đại học Cần Thơ, là trường Đại học công lập đầu tiên và lâu đời nhất của khu vực, là nơi đào tạo đội ngũ giáo viên, cử nhân, kỹ sư và bác sĩ đáp ứng theo yêu cầu của các địa phương là đào tạo nguồn nhân lực cho mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng góp phần cho sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng.
Hình thức đào tạo VLVH hay trước đây gọi là Tại chức, đã được nhận định là hình thức phù hợp nhất để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cấp thiết cho vùng vào thời điểm vừa giải phóng. Tiền đề cho hoạt động đào tạo VLVH phải kể đến là quyết định thành lập Khoa Đại học Tại chức năm 1978, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm.
Từ năm 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo tại chức cần được mở rộng hơn và Trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng Đại học Tại chức mà tên gọi hiện nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Tiền Giang - Long An - Bến Tre, Vĩnh Long - Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải (nay là Bạc Liêu và Cà Mau). Khoảng thời gian từ 1981 đến 1990, là giai đoạn loại hình đào tạo tại chức của Trường ĐHCT rất được tin tưởng, SV sau khi tốt nghiệp được các địa phương bố trí ngay công việc và vị trí việc làm phù hợp. Các SV trong giai đoạn này đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các địa phương. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là giai đoạn cực kì khó khăn trong việc quản lý, giảng dạy và học tập, do điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém, điều kiện đi lại khó khăn, công tác quản lý chủ yếu là trên giấy tờ, văn bản hành chính, phương tiện giảng dạy chủ yếu là kiến thức và
45
thực hiện nhiệm vụ chính trị về đào tạo Trường ĐHCT vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo và sản phẩm đầu ra là SV đáp ứng ngay được nhu cầu nhân lực cho các địa phương trong vùng ĐBSCL.
Giai đoạn năm 1991-1999, song song với CQ thì hình thức tại chức của Trường ĐHCT tiếp tục là nguồn đào tạo nguồn nhân lực sư phạm cho các tỉnh như Minh Hải , Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… đến nay SV tốt nghiệp hiện là giáo viên vẫn còn đang giảng dạy tại các trường Trung học trên địa bàn các tỉnh. Thời gian này, Trường bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo tuy nhiên vẫn còn khá cơ bản chưa áp dụng vào phục vụ giảng dạy. Mặt khác, điều kiện di chuyển bắt đầu thuận tiện, cơ sở vật chất được đầu tư hơn thời kì sau giải phóng là điều kiện thuận lợi để hoạt động đào tạo tại chức phát triển mạnh mẽ.
Thời gian sau đó, điều kiện phát triển KT-XH của vùng có nhiều thay đổi, Đào tạo Tại chức của Trường ĐHCT lại là điểm đào tạo tin cậy trong phát triển ngành nghề như Nông nghiệp, Thủy sản và Kinh tế và bắt đầu đào tạo các ngành khối kĩ thuật như Tin học, Công nghệ Thực phẩm…Nhưng vẫn nhận nhiệm vụ đào tạo và chuẩn hóa giáo viên theo nhu cầu từ các địa phương. Giai đoạn này, mạng lưới các ĐVLK đào tạo tại chức của trường bắt đầu được hình thành và mở rộng.
Năm 2007, Ban Giám hiệu Trường ĐHCT quyết định chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ triệt để cho tất cả các hình thức trường đang đào tạo theo quyết định số 40/2007/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Trường cho xây dựng hệ thống quản lý tích hợp online cho phần mềm quản lý cục bộ trước đây, tạo điều kiện để các SV theo học hình thức VLVH có thuận lợi và dễ dàng tiếp cận thông tin hơn trong quá trình học tập. Song song với phần mềm quản lý là hệ thống E-learning và Học liệu trực tuyến cũng đưa vào sử dụng để hỗ trợ SV về học thuật cũng như sách, tài liệu, giáo trình, bài giảng…Tuy nhiên do giai đoạn đầu áp dụng nên các SV theo học hình thức VLVH tại các địa phương còn khó khăn trong việc nắm bắt phương thức đào tạo và công nghệ mới. Nhưng với số lượng SV được đào tạo và tốt nghiệp hằng năm theo hình thức VLVH cũng cho thấy sự nỗ lực lớn của nhà trường trong hoạt động này.
46
Bảng 2.1. Thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2004-2011
Năm 2012, Trường phân giao nhiệm vụ đào tạo VLVH cho Trung tâm đào tạo từ xa và đổi tên thành Trung tâm Liên kết Đào tạo theo quyết định số 2121/QĐ- ĐHCT ngày 30/7/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐHCT. Sau khi nhận nhiệm vụ mới, Trung tâm Liên kết Đào tạo đã mạnh dạng thực hiện công tác quảng cáo, quảng bá tuyển sinh, đẩy mạnh mạng lưới liên kết đào tạo, thay đổi chủ trương trong liên kết nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra…và quy mô đào tạo hình thức VLVH lên đến con số hơn 23000 SV trong những năm 2013-2015.
Đến nay, Trung tâm Liên kết Đào tạo vẫn thực hiện nhiệm vụ và chủ trương đào tạo tại chức được Trường ĐHCT phân giao. Tuy nhiên, điều kiện cạnh tranh và tâm lý xã hội thay đổi đang là thách thức đối với loại hình đào tạo tại chức. Nhưng với chủ trương đảm bảo chất lượng đào tạo tương đương cho tất cả các loại hình đào tạo, ĐHCT vẫn là thương hiệu tin tưởng để các địa phương và người học quan tâm.