Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong Trường Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 100 - 102)

B. NỘI DUNG

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong Trường Đạ

Đại học Cần Thơ, và giữa Trường Đại học Cần Thơ với đơn vị liên kết

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Liên kết đào tạo là hoạt động thiết yếu của đào tạo VLVH. Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong và ngoài trường là vô cùng quan trọng, đó là vòng liên kết tạo nên sự vững chắc của cả hệ thống đào tạo liên kết, góp phần đem nhà trường đến với người học, tạo cơ hội, điều kiện học tập cho cộng đồng.

Tăng cường sự phối hợp giữ các đơn vị trong ĐHCT, và giữa ĐHCT với ĐVLK tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo được thuận lợi, trôi chảy, tạo đươc sự thống nhất chung cho cả hệ thống, có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và quyền lợi cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài trường.

Xây dựng hệ thống đào tạo toàn diện, thống nhất với đội ngũ chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, tận tình và đoàn kết trong toàn hệ thống.

3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Tổ chức phân công, quy định rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị như phòng ban chức năng, khoa quản lý ngành, Trung tâm Liên kết Đào tạo, ĐVLK về tất cả các công tác trong hoạt động đào tạo từ khâu tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo và công nhận kết quả đầu ra của SV. Trong đó, ủy quyền, phân giao quyền và trách nhiệm cho Trung tâm Liên kết đào tạo làm chủ đạo trong công tác điều hành hoạt động đào tạo VLVH.

Sơ đồ 3.1. cho thấy rõ nhiệm vụ và sự phối hợp, liên hệ giữa các đơn vị trong hoạt động liên kết đào tạo.

- Tạo kênh thông tin liên lạc xuyên suốt giữa CBQL với CBQL, CBQL với GV, giữa lãnh đạo đơn vị trong trường với lãnh đạo ĐVLK, giữa Trường với ĐVLK. Trong đó, Trung tâm Liên kết Đào tạo là đầu mối trong tất cả các kênh quan hệ.

92

- Tổ chức thường xuyên các hội nghị liên kết đào tạo hàng năm, nâng cao chất lượng nội dung hội nghị, ghi nhận và điều chỉnh ngay các tồn động, khó khăn trong quá trình đào tạo từ các đơn vị, đặc biệt là ĐVLK trực tiếp thay trường quản lý SV tại địa phương.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các khoa đào tạo, giữa các ĐVLK và giữa trường với các cơ sở đào tạo khác nhằm trao dồi kĩ năng giảng dạy, kĩ năng quản lý, cũng như trao đổi hợp tác giữa trường với các cơ sở đào tạo.

- Tổ chức hình thành mạng lưới liên kết nguồn học liệu mở từ các cơ sở giáo dục thông qua việc xây dựng hệ thống thư viện điện tử; hệ thống học trực tuyến; thiết kế xây dựng các phần mềm lưu trữ dữ liệu, học liệu; kết nối các thư viện trong và ngoài nước nhằm từng bước cải thiện, khai thác và cung cấp nguồn học liệu đa dạng, phong phú đến người học của phương thức VLVH.

Sơ đồ 3.1. Nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các đơn vị trong đào tạo VLVH

Trung tâm Liên kết Đào tạo Đơn vị liên kết Ho t đ n g đ à o tạ o v a làm v a h c Các Khoa chuyên môn

Trung tâm Học liệu

Nhà xuất bản

Chương trình đào tạo, giảng dạy, tài liệu…

Hành chính, Tài chính, cơ sở vật chất… Phát hành tài liệu học tập Hệ thống mạng, e- learning, thiết bị thu,

phát hình,… Học liệu

Phòng ban chức năng

Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng Đảng ủy

93

- Tạo điều kiện giao lưu, tổ chức mời giảng các GV đủ chuẩn từ các ĐVLK nằm nâng cao trình độ chuyên môn và giảm thiểu chi phí giảng dạy do ở xa trường.

3.2.3.2. Điều kiện thực hiện

- Cần có chỉ đạo sâu sát và quyết liệt từ Ban Giám hiệu, cấp quản lý các đơn vị và sự hợp tác từ các ĐVLK, các cơ sở giáo dục ngoài trường.

- Sự đồng thuận cao từ GV giảng dạy đến các CBQL toàn hệ thống.

- Tranh thủ nguồn lực để thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi cho các thành phần, đơn vị, ĐVLK phù hợp với trách nhiệm được giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)