Quan điểm của Trường Đại học Cần Thơ về hoạt động đào tạo hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 57 - 59)

B. NỘI DUNG

2.3.1. Quan điểm của Trường Đại học Cần Thơ về hoạt động đào tạo hình thức

học Cần Thơ

2.3.1. Quan điểm của Trường Đại học Cần Thơ về hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học thức vừa làm vừa học

Trong tuyên ngôn về sứ mạng của mình, Trường ĐHCT đã nêu rõ là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực có sứ mạng đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, kinh tế, công nghệ, luật và sư phạm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, phát triển quan hệ quốc tế rộng rãi, tiếp cận với phương pháp giảng dạy tích cận với phương pháp giảng dạy tích cực, trang thiết bị hiện đại nhằm giúp cho người học phát huy tính năng động, sáng tạo thích nghi với nền kinh tế thị trường.

Do đó, để thực hiện sứ mạng trên, nhằm tận dụng và phát huy tối đa nguồn lực sẳn có về đội ngũ cán bộ giảng dạy, tài liệu học tập, trang thiết bị .v.v.. xuất phát từ nhu cầu thực tế trong khu vực về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự “cất cánh” của ĐBSCL, vì mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ CNH-HĐH, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.

Song song với đào tạo CQ, đào tạo VLVH được Trường ĐHCT xác định có nhiệm vụ không thua kém đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng, phát huy nguồn lực sẳn có về trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ GV và CBQL, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo đối với hình thức đào tạo VLVH. Từ những năm đầu thành lập, Ban Giám hiệu

49

Trường ĐHCT đã quyết định thành lập Ban Giám hiệu Trường ĐHCT đã quyết định thành lập Khoa Đại học Tại chức năm 1978, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Sau đó, nhà trường cũng đã tiếp tục thực hiện hoạt động đào tạo VLVH xuyên suốt trong quá trình phát triển chung của trường, đến nay đã đào tạo được hàng trăm nghìn SV ra trường phục vụ phát triển đất nước, đó là thành tựu không nhỏ đối với một trường đại học.

Hiện nay, Trường ĐHCT phân giao cho Trung tâm Đào tạo Liên kết Đào tạo quản lý việc đào tạo trình độ đại học VLVH. Trung tâm Đào tạo Liên kết Đào tạo với chức năng, nhiệm vụ là đơn vị tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổ chức đào tạo các hình thức GDTX của trường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tiến tới là đầu mối tập trung chức năng và quyền hạn để nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo các hình thức đào tạo ngoài trường, liên kết đào tạo.

Trường ĐHCT luôn cam kết thực hiện chất lượng trong giáo dục và đào tạo, thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra cho tất cả các hình thức đào tạo. Trường sử dụng chương trình đào tạo hệ CQ để đào tạo cho tất cả các hình thức đào tạo bậc đại học tại của trường, với cùng nội dung giảng dạy, quy định chuẩn đầu ra, thời lượng giảng dạy. Đối với đào tạo VLVH, trường chủ trương thay đổi thời gian tổ chức lớp học và phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện thích hợp nhất cho người học tại từng địa phương liên kết nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho kết quả đầu ra.

Đối với SV theo học hình thức VLVH của Trường ĐHCT được cung cấp đầy đủ các quyền lợi giống như SV CQ tại trường như nguồn học liệu, điều kiện đăng kí học bổng, hỗ trợ tìm kiếm việc làm….

Như vậy, Trường ĐHCT với quan điểm nhất quán là luôn có chủ trương phát triển và cam kết đảm bảo chất lượng cho hình thức đào tạo VLVH. Xem đào tạo VLVH là hình thức phù hợp và quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa phương trong vùng ĐBSCL và cả nước.

50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hình thức vừa làm vừa học của trường đại học cần thơ (Trang 57 - 59)