9. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
THPT là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học. Theo Luật Giáo dục 2005, Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. HS vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS. Để tốt nghiệp bậc học này, HS phải vượt qua Kỳ thi THPT quốc gia. Trường THPT, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12 và Trường THPT được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu trưởng". Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở GD&ĐT (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), tức là Trường THPT ngang với Phòng giáo dục quận huyện. Quy chế hoạt động do Bộ GD&ĐT ban hành.
Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Cùng với đó là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.