9. Cấu trúc luận văn
1.3.6. Con đường GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông
1.3.6.1. Tích hợp trong dạy học
Đạo đức, lối sống của HS được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Bản thân mỗi môn học đều chứa đựng các yếu tố GDĐĐ cho HS. Chương trình của bộ môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9 của bậc THCS đã đáp ứng yêu cầu về định hướng giáo dục cho HS trong độ tuổi vị thành niên và được tiếp tục nâng cao hơn nữa từ lớp 10 đến lớp 12 của bậc THPT. Giáo dục công dân là bộ môn thuộc khoa học xã hội đang được giảng dạy trong trường THPT. Môn học này trang bị cho HS THPT những kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực về triết học, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, về thời đại ngày nay, về đạo đức, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Qua đó, bước đầu hình thành và bồi dưỡng cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy biện
28
chứng trong việc phân tích, đánh giá hiện thực khách quan, đặc biệt góp phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, bao gồm phẩm chất và năng lực - hai nhân tố cơ bản tạo nên nhân cách.
Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Nhìn chung nhân cách thể hiện ở hai mặt tài năng và đạo đức, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng trong việc hoàn thiện nhân cách cá nhân. Chính vì vậy, để đào tạo con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ thì GDĐĐ cho HS thông qua các môn học trong nhà trường THPT nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng cần đặc biệt quan tâm, chú ý. Công tác GDĐĐ cho HS THPT qua giảng dạy môn Giáo dục công dân trong thời gian vừa qua đã được các cấp, các ngành quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Nhưng nhìn chung đội ngũ GV, nhất là GV môn Giáo dục công dân chưa có điều kiện đảm bảo cho việc GDĐĐ cho HS qua môn học của mình.
Cùng với đó, các môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa…đều chứa đựng các nội dung GDĐĐ và cũng mang tính giáo dục. Trong quá trình giảng dạy các GV phải gắn việc dạy kiến thức trên lớp với việc GDĐĐ cho HS thông qua bộ môn, hướng đến những điều lành mạnh trong cuộc sống, qua mỗi bài học người GV phải gián tiếp giáo dục HS biết làm theo lẽ phải, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, hình thành cho HS nhân cách tự chủ về trí tuệ, đạo đức.
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn từng nói “Dạy hoá học là dạy lòng yêu nước”. GDĐĐ không chỉ là những lời nói xuông theo kiểu “đao to búa lớn” mà nó thấm vào từng trang sách bài học qua những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực: Thầy cô mẫu mực trước học trò, người lớn tạo niềm tin cho lớp trẻ… đó chính là những tấm gương cho thế hệ học trò. GDĐĐ thông qua các bộ môn học là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì nếu chỉ giáo viên chủ nhiệm coi trọng công tác GDĐĐ HS thôi chưa đủ mà mọi giáo viên bộ môn (GVBM) cũng phải tập trung gánh vác nhiệm vụ này.
Trong các năm học qua, các trường THPT thường xuyên triển khai các chuyên đề GDĐĐ HS thông qua các môn học để quán triệt đến toàn thể cán bộ GV.
29
Với các chuyên đề này, trong quá trình giảng dạy các GV phải gắn việc dạy kiến thức trên lớp với việc GDĐĐ HS thông qua bộ môn. Mặt khác mỗi tiết học, các GV cũng phải coi trọng xây dựng nền nếp HS cho bộ môn mình như thế nào đối với trên lớp, đối với ở nhà. Hiện nay tình trạng GV ít coi trọng việc xây dựng nền nếp học bộ môn còn khá phổ biến. Muốn làm tốt công tác GDĐĐ HS thông qua bộ môn thì người GVBM phải tự học hỏi và có nhiều kiến thức tích hợp tuỳ từng bài mà gắn việc GDĐĐ cho HS sao cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất.
1.3.6.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, HS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
Các hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: GDĐĐ, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
30
HS: Tổ chức thi đố vui kiến thức, thi rung chuông vàng, các hội thi diễn văn nghệ, thi hóa trang, thi diễn kịch… cho các em HS cùng tham gia. Thành lập các câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, cùng với đó thu hút HS tham gia vào các hoạt động như hành trình bảo vệ di sản, giáo dục lịch sử địa phương. Ngoài giờ học chính khóa, có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, tham quan trải nghiệm thực tế, các buổi tọa đàm với sự chia sẻ của các chuyên gia… để các em HS chia sẻ thông tin lẫn nhau, cùng nhau hoạt động, học hỏi cái mới, tích lũy kinh nghiệm với sự tư vấn, giúp đỡ của các thầy cô. Các em “vừa học vừa chơi”, từ đó giúp phát triển và hình thành được phẩm chất, năng lực và kỹ năng cho các em HS.
Nhà trường đã đổi mới các hoạt động giáo dục, trong đó đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần GDĐĐ, rèn luyện kỹ năng sống. Các trường phổ thông đã tăng cường các hoạt động kết nối tri thức từ bài học trong chương trình giáo dục phổ thông với kinh nghiệm thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống. Các cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học, Cuộc thi Giao thông thông minh... đã thu hút nhiều HS tham gia. Từ các sân chơi tri thức, HS tích lũy cho mình các tri thức kinh nghiệm bổ sung cho các tri thức hàn lâm học trong sách vở. Được tham gia các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, HS rèn các kỹ năng sống như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, ra quyết định, kiên định.... Từ các tình huống thực tiễn, HS dần tự tin, chủ động xử lí mọi tình huống trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhằm khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh cá nhân của từng HS và góp phần giúp các em xa lánh được các tệ nạn xã hội, các hành động tiêu cực, điều chỉnh các hành vi theo hướng tích cực.
1.3.6.3. Những tấm gương đạo đức
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong GDĐĐ, Người rất coi trọng đến nêu gương. Người đã vận dụng phương thức của người xưa: “dĩ nhân di giáo, dĩ ngôn nhi giáo”, tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của
31
chính mình đã, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn GDĐĐ cho HS là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, để giáo dục, rèn luyện HS về đạo đức trước hết những người làm công tác giáo dục nói chung và đảng viên, cán bộ, công chức nói riêng phải luôn nêu gương về đạo đức, tức là “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [33].
Những tấm gương ứng xử đạo đức hàng ngày giữa con người với con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thực tế chứng minh: Không thể nói đến hiệu quả của việc GDĐĐ nếu người đi giáo dục lại không phải là người mô phạm, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, về đức hi sinh, về tinh thần nhân văn cao cả. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là sự thể hiện sinh động phương pháp GDĐĐ theo hình thức nêu gương.