9. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm về mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện
đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Xác định tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Bao gồm CBQL, chuyên gia tổng số 30 người.
3.4.3. Nội dung và kết quả khảo nghiệm
3.4.3.1. Nội dung khảo nghiệm
Tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
3.4.3.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ (N: 30) STT Các biện pháp Tính cần thiết ĐTB XH Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Rất không cần thiết 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động giáo dục đạo đức cho HS trung học phổ thông.
15 8 5 2 0 4,2 1
2 Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên. 13 7 7 3 0 4,0 2
3 Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các môn học. 10 9 6 5 0 3,8 5
4 Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức. 12 8 6 4 0 3,93 3
5 Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức. 10 9 7 5 0 3,9 4
6 Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức. 10 8 7 5 0 3,76 6
102
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ở bảng 3.1 như sau: Xếp hạng cao nhất là biện pháp Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (ĐTB: 4,2). Xếp thứ hai là biện pháp Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên (ĐTB: 4,0). Hai biện pháp xếp hạng thấp nhất lần lượt là Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các môn học (ĐTB: 3,8) và Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức (ĐTB: 3,76). Mặc dù, hai biện pháp này xếp hạng thấp nhất nhưng cũng rất cần thiết với ĐTB cao.
Như vậy, tất cả sáu biện pháp đều rất cần thiết vì có ĐTB chung rất cao là 3,93. Với các biện pháp được đánh giá cao tính cần thiết, đã góp phần cho công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đạt được hiệu quả cao và ngày càng mang tính toàn diện hơn.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ (N: 30) STT Các biện pháp Tính khả thi ĐTB XH Rất khả thi Khả thi Bình thường Không khả thi Rất không khả thi 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
15 9 4 2 0 4,23 1
2 Tăng cường biện pháp giáo dục đạo
đức của giáo viên. 14 7 6 3 0 4,07 2
3 Nâng cao quản lý tích hợp nội dung
giáo dục đạo đức trong các môn học. 10 9 7 4 0 3,83 6
4 Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động
giáo dục đạo đức. 12 8 6 4 0 3,93 4
5 Tăng cường quản lý sự phối hợp các
lực lượng giáo dục đạo đức. 13 7 6 4 0 3,96 3
6 Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá
hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức. 12 7 6 5 0 3,86 5
103
Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ta thấy: Tất cả sáu biện pháp được đề xuất đều rất khả thi, hoàn toàn thực hiện được với ĐTB chung rất cao là 3,98. Trong đó, biện pháp xếp hạng cao nhất là Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (ĐTB: 4,23). Biện pháp xếp hạng thứ là Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên (ĐTB: 4,07). Hai biện pháp xếp hạng thấp nhất lần lượt là Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức (ĐTB: 3,86) và Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các môn học (ĐTB: 3,83). Tuy nhiên, hai biện pháp này cũng rất khả thi với ĐTB cao.
Nhìn chung, mặc dù ý kiến đánh giá của các khách thể qua sáu biện pháp được đề xuất về mức độ tính cần thiết và tính khả thi có chút khác nhau, nhưng kết quả khảo nghiệm cho thấy, tất cả sáu biện pháp và từng biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, có thể ứng dụng vào việc quản lý hoạt động GDÐÐ cho HS THPT quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ để từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác này.
3.4.4. Mối tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman): 6*(X-Y)2
R = 1- (-1” R” 1) N (N2 -1)
Trong đó: N là số lượng các đơn vị được xếp hạng.
R là một số nhỏ hơn 1. Giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt.
Nếu R < 0 : Tương quan nghịch R > 0 : Tương quan thuận 0,7 ” R < 1 : Tương quan chặt 0,5 ” R < 0,7 : Tương quan
104
0,3 ” R < 0,5 : Tương quan không chặt
N = 6 STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi (X-Y)2 ĐTB XH thứ bậc (X) ĐTB XH thứ bậc (Y) 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
4,2 1 4,23 1 0
2 Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của
giáo viên. 4,0 2 4,07 2 0
3 Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo
dục đạo đức trong các môn học. 3,8 5 3,83 6 1
4 Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động giáo
dục đạo đức. 3,93 3 3,93 4 1
5 Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực
lượng giáo dục đạo đức. 3,9 4 3,96 3 1
6 Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hiệu
quả hoạt động giáo dục đạo đức. 3,76 6 3,86 5 1
Tổng: 4
Hệ số tương quan thứ bậc (giữa tính cần thiết và tính khả thi):
6*4 24
R = 1- = 1 - = 0,8857 (tương quan chặt)
6(36-1) 210
Kết luận: Tính cần thiết và tính khả thi của sáu biện pháp được đề xuất có tương quan chặt với nhau. Nghĩa là sáu biện pháp đề xuất có điểm tính cần thiết thì cũng có điểm tính khả thi tốt.
105
* Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, tác giả đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, đó là:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
2. Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên.
3.Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các môn học. 4. Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức.
5. Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức.
6. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức. Các biện pháp đề xuất đã được tiến hành khảo nghiệm về mức độ tính cần thiết và tính khả thi. Thực hiện đồng bộ sáu biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ