Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 46)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS trung học phổ thông

Xây dựng kế hoạch là đặc trưng của quản lý; có kế hoạch là nguyên tắc của quản lý; quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quản lý. Quản lý một hệ thống phức tạp đòi hỏi phải có một kế hoạch được xây dựng từ trước. Xây dựng kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Nói một cách đơn giản, xây dựng kế hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó.

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ HS là một trong những khâu quan trọng nhất trong công tác QLGD. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ HS giúp người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, phối hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức việc GDĐĐ cho HS một

35

cách có hiệu quả hơn; từ đó có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài, phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra. Tuy nhiên, khi lập kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, các cấp CBQL cần lưu ý:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS bám sát nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường;

- Nắm vững thực trạng đạo đức HS và công tác GDĐĐ của nhà trường trong thời điểm hiện tại;

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS để đạt hiệu quả giáo dục cao;

- Kế hoạch hoạt động GDĐĐ cần tích hợp với các môn học khác được quy định trong chương trình giáo dục;

- Kế hoạch hoạt động GDĐĐ chú ý đến học sinh cá biệt, hạnh kiểm yếu; - Dự trù nhân lực, tài lực, vật lực trong nhà trường tham gia công tác hoạt động GDĐĐ;

- Trong kế hoạch hoạt động GDĐĐ HS chú trọng việc phối hợp các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường;

- Thành lập Ban GDĐĐ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong Ban để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ HS;

- Xây dựng kế hoạch phải cụ thể, theo hàng tuần, tháng, quý, năm.

1.4.2. Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS, trong các nội dung giáo dục có ý nghĩa quyết định thành công công tác GDĐĐ HS trường học. Các thành viên tham gia GDĐĐ HS cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình. Đây là lúc cần phải chuyển hóa những ý tưởng trong kế hoạch trở thành hiện thực.

Tổ chức thực hiện kế hoạch là sắp xếp khoa học những yếu tố, nhân sự, dạng hoạt động thành hệ thống vẹn toàn, đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu để thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của nhà

36

trường về GDĐĐ cho HS.

Để công tác GDĐĐ HS đạt hiệu quả mong muốn và ngày càng phát triển theo hướng tích cực, nhà QLGD cần đề ra những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, tình hình địa phương nơi trường đóng và các đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi HS.

Người CBQL cần triển khai kế hoạch một cách đầy đủ đến các lực lượng tham gia GDĐĐ HS một cách hợp lý. Mà cụ thể ở các trường THPT đứng đầu là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng. Để giúp Hiệu trưởng thực hiện hoạt động GDĐĐ HS và quản lý GDĐĐ HS trong nhà trường, có thể thành lập Ban GDĐĐ gồm Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, Bí thư đoàn, GVCN, Ban đại diện PHHS. Ban này có nhiệm vụ tư vấn giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Việc chỉ đạo hoạt động của các cơ sở giáo dục có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng hoạt động, chủ thể hoạt động và thời điểm hoạt động. Có như vậy việc chỉ đạo mới đem lại kết quả như mong muốn.

Để công tác GDĐĐ thực sự được triển khai theo đúng quy trình sư phạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra, người CBQL cần hướng dẫn các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có sự đồng thuận cao, nhận thức rõ cách thức thực thi hiệu quả nội dung kế hoạch, phải điều hành việc thực hiện kế hoạch một cách chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời. Quan tâm, động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra và hướng dẫn chi tiết cho cán bộ, GV và các tổ chức liên quan đến kế hoạch đã xây dựng, biết cách tích hợp nội dung GDĐĐ với các môn học khác, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá…. Đặc biệt là phải luôn yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, GV, nhân viên nhằm GDĐĐ cho HS. Bên cạnh đó, cần chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục. Theo dõi kịp thời, nắm bắt thông tin và giám sát hoạt động của mọi người tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS để điều chỉnh, động viên, kích thích và có

37

điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trung học phổ thông

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch là một khâu quan trọng không thể thiếu của chức năng quản lý. Qua công tác kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, bổ sung, điều chỉnh phương pháp, kế hoạch quản lý GDĐĐ, tìm ra biện pháp phù hợp nhằm đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra công tác kiểm tra còn góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức của GV, nhân viên, HS và PHHS về tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách HS.

Với quá trình kiểm tra: Phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thông tin như Đoàn thanh niên (ĐTN), giáo viên chủ nhiệm (GVCN),... nhằm mục đích: Đánh gía đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng khuyến khích HS phấn đấu vươn lên; đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái - vi phạm; thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ.

Với quá trình đánh giá: Là một quá trình “nghiêm túc - khoa học”. Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của HS; đừng vì “Bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém” … mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại HS.

Với những HS cá biệt cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với PHHS để có biện pháp giáo dục kịp thời. Cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt.

38

* Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp và các tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của hoạt động GDĐĐ và quản lý tốt hoạt động GDĐĐ trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.

Trong chương 1 tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức HS THPT, bao gồm những vấn đề cốt lõi:

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu về GDĐĐ trên thế giới và ở Việt Nam;

- Một số khái niệm cơ bản của đề tài: Quản lý; Quản lý giáo dục; Hoạt động và hoạt động giáo dục; Đạo đức; Giáo dục đạo đức; Hoạt động giáo dục đạo đức; Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức;

- Hoạt động GDĐĐ cho HS THPT, ở đây tác giả giới thiệu một cách khái quát về trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Làm rõ HS THPT và đặc điểm tâm sinh lý, nêu lên sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS THPT. Trình bày một cách cụ thể về mục tiêu hoạt động GDĐĐ gồm các nhóm mục tiêu về nhận thức, về thái độ tình cảm, về hành vi và kỹ năng. Tác giả cũng đề cập đến nội dung của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT bao gồm: Giáo dục trị thức đạo đức; Giáo dục tình cảm đạo đức; Giáo dục lý tưởng đạo đức; Giáo dục giá trị đạo đức; Bên cạnh đó, còn giáo dục tính nhân văn, biết cảm thụ cái đẹp, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và sống thân thiện với môi trường. Con đường GDĐĐ cho HS THPT gồm có tích hợp trong dạy học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm và những tấm gương đạo đức. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS THPT đó là: Chương trình giáo dục phổ thông, Gia đình và Môi trường xã hội, Giáo viên.

Ở chương 1 tác giả đầu tư nghiên cứu nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT theo chức năng quản lý là: Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm tra và đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.

Nội dung chương 1 đã tường minh hóa những vấn đề có ý nghĩa lý luận, khẳng định hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ là hết sức cần thiết, yêu

39

cầu cấp bách nhằm khắc phục hiện tượng bất cập trong nhận thức và ngăn chặn biểu hiện sai lệch hành vi đạo đức, định hướng cho sự hình thành, bồi dưỡng nhân cách và góp phần giáo dục toàn diện HS THPT.

Tóm lại, nội dung chương 1 tác giả đã xây dựng khung lý thuyết để qua đó giúp tác giả có được cơ sở khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ sẽ được trình bày tại chương 2 tiếp theo của luận văn.

40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THỐT NỐT,

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1. Khái quát về tình hình Kinh tế, Văn hóa - xã hội và Giáo dục đào tạo quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Thốt Nốt nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Cần Thơ; Bắc giáp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp.

Diện tích: 171,87 km2 Dân số: 196.610 người

Về hành chánh, quận bao gồm 9 phường: Thới Thuận, Thuận An, Thốt Nốt, Thạnh Hòa, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc. Lãnh thổ bao gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên sông Hậu. Quận có tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch sinh thái. Thốt Nốt có các điểm tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và những làng nghề nổi tiếng như: vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc, làng lưới Thơm Rơm, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng thúng Thốt Nốt.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - Văn hóa và xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm ước đạt 13,69%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2015 ước đạt hơn 72,2 triệu đồng/người, tăng 2,3 lần so với năm 2010. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện hơn 24.713 tỉ đồng, tăng bình quân 14,15%/năm. Thương mại – dịch vụ phát triển cả về quy mô và ngành nghề hoạt động. Nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa lớn. Quận đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội được 15.319 tỉ đồng.

41

Hệ thống trường lớp được mở rộng xuống tất cả các phường theo tiêu chí đạt chuẩn quốc gia, xoá dần các phòng học tạm bợ. Thốt Nốt đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2009, hầu hết các phường ở quận Thốt Nốt đều được cung cấp điện, nước sử dụng đầy đủ. Bưu điện trung tâm Thốt Nốt đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Thốt Nốt với các nước trên thế giới. Dịch vụ Internet tốc độ cao hiện cũng triển khai rộng rãi tại Thốt Nốt, tạo mọi điều kiện để quận nhà tiếp cận những công nghệ cao của thế giới.

2.1.3. Tình hình giáo dục của quận Thốt Nốt – Thành phố Cần Thơ

2.1.3.1. Quy mô trường, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí

Trong những năm qua GD&ĐT của quận Thốt Nốt đã đạt được những thành tựu, cụ thể: Ngành giáo dục quận Thốt Nốt nghiêm túc quán triệt nội dung Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung Ương về việc thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện gáo dục và đào tạo; triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các nội dung, chương trình, kế hoạch, các cuộc vận động đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động thực tiễn của đội ngũ, sự cần thiết phải giữ gìn, rèn luyện đạo đức, lối sống; không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; sáng tạo trong hoạt động giáo dục. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu sắc, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái của đội ngũ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nề nếp, GDĐĐ, nhân cách, giá trị, kỹ năng sống cho HS.

Bên cạnh đó, giáo dục quận Thốt Nốt tiếp tục triển khai các hoạt động thể dục, thể thao trong các nhà trường và đặc biệt Chương trình hành động phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến mang nội dung không lành mạnh đối với HS. Tổ chức công tác tự đánh giá, tiến tới đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông. Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống

42

giáo dục quốc dân đến năm 2020; đào tạo và bồi dưỡng GV, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Tổng số CBQL, GV, nhân viên và người lao động Phòng GD&ĐT quản lý là 1.492 người/1.050 nữ. Về chuyên môn: CBQL, GV đạt chuẩn 1.383/ 1.383 - 100%, trên chuẩn 1060/ 1383 - 76,64%, trong đó: CBQL trên chuẩn 109/109 - 100% (Hiệu trưởng 45/45 đạt 100%, Phó Hiệu trưởng 64/64 đạt 100%); GV trên chuẩn 941/951 - 98,94%. Về chính trị: đảng viên 601/378 nữ, trong đó: chính thức 520 đảng viên, dự bị 81 đảng viên. Trình độ cao cấp 02 đồng chí; trình độ trung cấp 191 đồng chí; trình độ sơ cấp 16 đồng chí và đang học lớp trung cấp 62 đồng chí. Số GV THPT: 258 người. Đội ngũ CBQL , GV và nhân viên được sắp xếp hợp lý theo tinh thần Thông tư liên tịch số 35/2006/ TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)