Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 77)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT quận Thốt Nốt, tác giả tiến hành khảo sát 20 CBQL, 40 GV và 100 HS về các nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS trường THPT, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS trường THPT, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS trường THPT và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trường THPT.

66

2.4.1.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học

phổ thông

Bảng 2.12. CBQL và GV đánh giá chất lượng về việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

STT Nội dung kế hoạch CBQL GV

ĐTB XH ĐTB XH

1 Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ bám sát

vào nhiệm vụ năm học. 3,8 1 3,78 1

2 Dự trù nhân lực, tài lực, vật lực trong nhà trường

tham gia công tác GDĐĐ. 2,95 7 2,9 7

3

Kế hoạch có tích hợp các hoạt động GDĐĐ trong các môn học khác được quy định trong chương trình giáo dục.

3,65 3 3,4 5

4 Xây dựng các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học

sinh phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. 3,45 4 3,55 4 5 Kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức chú ý đến

học sinh cá biệt, hạnh kiểm yếu. 3,76 2 3,7 2

6

Lên kế hoạch cho việc phối kết hợp các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ học sinh.

3.2 5 3,62 3

7 Xây dưng kế hoạch hoạt động GDĐĐ theo tuần,

tháng, học kỳ và cả năm học. 3,15 6 3,15 6

Điểm trung bình chung 3,42 3,44

CBQL đánh giá chất lượng về việc lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS như sau: Nội dung Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ bám sát vào nhiệm vụ năm học (ĐTB: 3,8) xếp hạng nhất. Kế hoạch hoạt động GDĐĐ chú ý đến học sinh cá biệt, hạnh kiểm yếu (ĐTB: 3,76) được xếp hạng thứ hai. Hai nội dung xếp thấp nhất, lần lượt hạng thứ sáu và thứ bảy là Xây dưng kế hoạch hoạt động GDĐĐ theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học (ĐTB: 3,15) và Dự trù nhân lực, tài lực, vật lực trong nhà trường tham gia công tác GDĐĐ (ĐTB: 2,95).

GV đánh giá chất lượng về việc lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS với kết quả như sau: Hai nội dung xếp hạng cao nhất và hai nội dung xếp hạng thấp nhất

67

vẫn không thay đổi vị trí. Nội dung Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ bám sát vào nhiệm vụ năm học (ĐTB: 3,78) xếp hạng cao nhất. Kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức chú ý đến học sinh cá biệt, hạnh kiểm yếu (ĐTB: 3,7) xếp hạng thứ hai. Hai nội dung xếp hạng thấp nhất lần lượt là Xây dưng kế hoạch hoạt động GDĐĐ theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học (ĐTB: 3,15) và Dự trù nhân lực, tài lực, vật lực trong nhà trường tham gia công tác GDĐĐ (ĐTB: 2,9). Các nội dung còn lại mặc dù có sự thay đổi thứ hạng những ĐTB vẫn đạt ở mức cao.

Như vậy, các ý kiến của CBQL và GV đều đánh giá cao việc thực hiện nội dung kế hoạch GDĐĐ cho HS, các nội dung ĐTB đều đạt được mức cao và đặc biệt ĐTB chung lần lượt đối với CBQL là 3,42 và GV là 3,44. Qua đó, có thể khẳng định việc lập kế hoạch GDĐĐ cho HS ở các trường THPT được quan tâm. Điều này đòi hỏi các chủ thể quản lý khi lập kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS cần phải chú ý đến các nội dung yêu cầu nhằm đảm bảo kế hoạch được lập đạt chất lượng.

2.4.2. Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Bảng 2.13. CBQL và GV đánh giá mức độ về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch CBQL GV

ĐTB XH ĐTB XH

1 Triển khai đầy đủ, kịp thời kế hoạch giáo dục đạo

đức cho học sinh. 3,55 3 3,65 1

2 Giải thích về mục tiêu, yêu cầu kế hoạch giáo dục

đạo đức. 3,6 2 3,3 4

3 Việc sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách

nhiệm thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh. 3,5 4 2,95 6 4 Việc bố trí cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động

giáo dục đạo đức. 3,35 5 3,1 5

5 Quy định tiến trình, tiến độ thực hiện, thời điểm

bắt đầu, thời điểm kết thúc. 3,75 1 3,45 3 6 Việc thành lập Ban giáo dục đạo đức. 3,55 3 3,55 2

Điểm trung bình chung 3,55 3.33

CBQL đánh giá mức độ về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS như sau: Xếp hạng cao nhất là Quy định tiến trình, tiến độ thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc (ĐTB: 3,75). Xếp hạng thứ hai là Giải

68

thích về mục tiêu, yêu cầu kế hoạch giáo dục đạo đức (ĐTB: 3,6). Có hai nội dung xếp hạng thứ ba (ĐTB 3,55) đó là Triển khai đầy đủ, kịp thời kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh và Việc thành lập Ban giáo dục đạo đức. Xếp hạng thấp nhất là Việc bố trí cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục đạo đức (ĐTB: 3,35).

GV đánh giá mức độ về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS như sau: Vị trí xếp hạng cao nhất là Triển khai đầy đủ, kịp thời kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh (ĐTB: 3,65). Xếp hạng thứ hai là Việc thành lập Ban giáo dục đạo đức (ĐTB: 3,55). Hai nội dung xếp hạng thấp nhất lần lượt là Việc bố trí cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục đạo đức (ĐTB: 3,1) và Việc sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh (ĐTB: 2,95).

Nhìn chung, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT quận Thốt Nốt quan tâm đầu tư xây dựng tốt. Thể hiện qua sự đánh giá của CBQL, GV đều đạt mức cao và có ĐTB chung lần lượt là 3,55 và 3,33. Do đó, các chủ thể quản lý cần cố gắng phát huy chức năng này.

2.4.3. Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Bảng 2.14. CBQL và GV đánh giá mức độ về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch CBQL GV

ĐTB XH ĐTB XH

1 Chỉ huy, điều hành việc thực hiện kế hoạch hoạt động

giáo dục đạo đức cho học sinh. 3,75 1 3,68 1 2 Động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra. 3,1 6 2,88 6

3 Hướng dẫn chi tiết cho cán bộ, giáo viên và các tổ chức

liên quan đến kế hoạch giáo dục đạo đức đã xây dựng. 3,55 3 3,15 5 4 Yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên,

nhân viên nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. 3,6 2 3,5 2 5 Phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. 2,98 7 3,33 4

6 Giám sát các hoạt động của mọi người tham gia công

tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 3,2 5 3,45 3 7 Công tác điều chỉnh, bổ sung kế hoạch. 3,45 4 2,88 6

69

CBQL đánh giá mức độ về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS cho ta thấy kết quả như sau: Công tác Chỉ huy, điều hành việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được xếp hạng cao nhất (ĐTB: 3,75). Xếp thứ hai là Yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh (ĐTB: 3,6). Xếp hạng thứ sáu là Động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra (ĐTB: 3,1) và xếp hạng thấp nhất là Phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường (ĐTB: 2,98).

GV đánh giá mức độ về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS cho ta thấy: Hai vị trí xếp hạng cao nhất vẫn không có sự thay đổi. Chỉ huy, điều hành việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (ĐTB: 3,68) xếp hạng cao nhất và xếp hạng thứ hai là Yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh (ĐTB: 3,5). Hai vị trí xếp hạng thấp nhất và cùng xếp hạng thứ sau (ĐTB: 2,88) đó là Động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra và Công tác điều chỉnh, bổ sung kế hoạch.

Tóm lại, các nội dung của công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS được nhiều ý kiến lựa chọn tốt và rất tốt. Thể hiện ở chỗ ĐTB chung đánh giá của CBQL là 3,38 và đánh giá của GV là 3,28. Chứng tỏ trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt được các nhà quản lý giáo dục luôn theo sâu sát và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Bảng 2.15. CBQL và GV đánh giá mức độ về công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Công tác kiểm tra, đánh giá

thực hiện kế hoạch

CBQL GV

ĐTB XH ĐTB XH

1 Kiểm tra các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo

dục đạo đức cho học sinh (GVCN, GVBM, ĐTN). 3,6 1 3,56 1 2 Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ cho HS

thường xuyên và định kì. 3,25 3 3,3 2

3 Đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua tự kiểm

70

4 Khen thưởng, động viên kịp thời những kết quả tốt,

những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao. 2,85 5 2,68 5

5

Phê bình, nhắc nhở chính xác những biểu hiện vi phạm nội quy, luật pháp và vi phạm giá trị đạo đức, sự vô trách nhiệm gây ảnh hưởng xấu đến việc GDĐĐ cho học sinh.

3,55 2 2,95 4

Điểm trung bình chung 3,27 3,12

Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ học sinh được CBQL đánh giá mức độ như sau: Kiểm tra các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên) được xếp hạng cao nhất (ĐTB: 3,6). Xếp hạng thứ hai là Phê bình, nhắc nhở chính xác những biểu hiện vi phạm nội quy, luật pháp và vi phạm giá trị đạo đức, sự vô trách nhiệm gây ảnh hưởng xấu đến việc GDĐĐ cho học sinh (ĐTB: 3,55). Xếp hạng thấp nhất là Khen thưởng, động viên kịp thời những kết quả tốt, những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao (ĐTB: 2,85).

GV đánh giá mức độ về công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS kết quả như sau: Kiểm tra các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên) vẫn được xếp hạng cao nhất (ĐTB: 3,56). Xếp hạng thứ hai là Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ cho HS thường xuyên và định kì (ĐTB: 3,3). Xếp hạng thấp nhất cũng có kết quả tương tự là Khen thưởng, động viên kịp thời những kết quả tốt, những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao (ĐTB: 2,68).

Bảng 2.16. HS đánh giá mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh (N: 100)

STT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỉ lệ (%)

1 Rất chính xác 70 70

2 Chính xác 12 12

3 Bình thường 13 13

4 Không chính xác 5 5

71

Khảo sát 100 HS đang học tại các trường THPT quận Thốt Nốt hiện nay đánh giá mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh cho ta kết quả ở bảng 2.16 như sau: Có rất nhiều ý kiến cho làmức độ kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh là rất chính xác (70%) và chính xác (12%). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng là chỉ ở mức bình thường (13%). Cùng với đó vẫn có ý kiến là không chính xác (5%).

Nhận định chung, tất cả CBQL và GV đều chọn nội dung ở bảng 2.15 là Kiểm tra các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS (GVCN, GVBM, ĐTN) xếp hạng cao nhất và xếp hạng thấp nhất là Khen thưởng, động viên kịp thời những kết quả tốt, những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao. Cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên,ở bảng 2.16 HS đánh giá mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS vẫn còn ý kiến chọn là bình thường và không chính xác với tỷ lệ không nhỏ (18%). Như vậy là có sự thiếu sót hay hạn chế trong quá trình kiểm tra, đánh giá mà các nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn đến công tác này để từ đó có biện pháp phát huy những những mặt làm được và khắc phục những hạn chế thiếu sót để hoạt động GDĐĐ cho HS ngày càng tốt hơn.

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

2.5.1. Điểm mạnh

Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT quận Thốt Nốt đạt nhiều kết quả đáng trân trọng và khẳng định GDĐĐ cho HS là mục tiêu và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho HS. Đa số các trường đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ, xác định vai trò của nhà trường, các bộ phận và cá nhân trong việc thực hiện những hoạt động này. GV có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, gắn bó với lớp, với HS và PHHS.

Mục tiêu hoạt động GDĐĐ được đề ra một cách cụ thể và sát hợp với hiện nay. CBQL, GV, PHHS và HS đều hài lòng về việc thực hiện các nhóm mục tiêu về thái độ tình cảm, về hành vi và kỹ năng. Nội dung hoạt động GDĐĐ cũng được các

72

trường chú trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức gắn với việc hình thành ý thức tổ chức kỷ luật, hành vi đạo đức cho HS. Nhà trường đã thực hiện GDĐĐ cho HS bằng nhiều con đường khác nhau như thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học văn hóa khác như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,… và tổ chức các hoạt động phong trào như văn nghệ, TDTT, dã ngoại, cắm trại, giao lưu, tham quan. Đã xác định được những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS. Bước đầu các trường đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò là trung tâm trong các mối quan hệ, huy động được nhiều nguồn lực, tổ chức cùng tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS.

Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đạt kết quả khá tốt, trong đó các trường đã xây dựng kế hoạch GDĐĐ một cách khoa học, chính xác, xác định nhân lực, vật lực cụ thể. Công tác tổ chức thực hiện triển khai đầy đủ và chính xác đến tất cả các thành viên trong nhà trường. Công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và bám sát nội dung kế hoạch đề ra. Về công tác kiểm tra và đánh giá tương đối hiệu quả, có rút kinh nghiệm, khắc phục và điều chỉnh sau mỗi lần kiểm tra.

2.5.2. Điểm yếu

Kết quả nhận thức của HS sau khi được GDĐĐ thông qua các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào ở trường THPT quận Thốt Nốt còn chưa tốt. Một bộ phận CBQL, GV, PHHS và HS chưa nhận thức một cách đúng mức về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS, cho rằng là bình thường và không cần thiết. Qua đó cho thấy CBQL, GV, PHHS và HS chưa thật sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)