Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 102 - 105)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

3.2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Thực hiện các mục tiêu giáo dục, trong thời gian qua, các trường phổ thông trong quận đã đổi mới các hoạt động GDĐĐ đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho HS với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tích hợp vào các môn học, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường qua các hoạt động ngoại khóa, có sự phối hợp với cha mẹ HS và các đoàn thể, tổ chức xã hội.

Nhà trường đã đổi mới các hoạt động giáo dục, trong đó đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, qua đó góp phần GDĐĐ cho HS. Các trường phổ thông đã tăng cường các hoạt động kết nối tri thức từ bài học trong chương trình giáo dục phổ thông với kinh nghiệm thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống đã thu hút nhiều HS tham gia.

Từ các sân chơi tri thức, HS tích lũy cho mình các tri thức kinh nghiệm bổ sung cho các tri thức hàn lâm học trong sách vở. Được tham gia các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, HS rèn các kỹ năng và cũng từ các tình huống thực tiễn, HS dần tự tin, chủ động xử lí mọi tình huống trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện đạo đức bản thân.

Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động GDĐĐ chưa thật sự hiệu quả, một số hoạt động tổ chức còn mang tính dàn trải, chưa đi vào thực chất, chưa đạt được mục tiêu của tổ chức các hoạt động là hướng đến giáo dục toàn diện cho HS.

3.2.4.2. Mục tiêu của biện pháp

Con người là nhân tố quyết định thành công của mỗi hoạt động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của từng hoạt động, bởi vậy việc bồi dưỡng nhận thức và phương pháp cho các chủ thể tham gia quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng.

Cùng với tổ chức các hoạt động thì chủ thể quản lý phải quản lý tốt các hoạt động mà mình tổ chức. Làm cho các thành viên của nhà trường nắm được và hiểu rõ các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt đông GDĐĐ để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS. HS chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự mình rèn luyện đạo đức.

91

Kết quả giáo dục là sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục: Gia đình- Nhà trường - Xã hội. Mỗi lực lượng đảm nhận một vai trò, vị trí, không làm thay nhau và không có lực lượng đơn lẻ nào có thể tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ cho HS, mà cần phải liên kết phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhất quán giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

3.2.4.3. Nội dung cách thức thực hiện

Để GDĐĐ có chất lượng, hiệu quả và thực chất phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ thầy cô giáo. Hiệu trưởng các trường cần có biện pháp xây dựng, phát triển năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL và GV theo lộ trình.

Hiệu quả của công tác quản lý tổ chức các hoạt động GDĐĐ HS được xét trên nhiều khía cạnh và thước đo của hiệu quả chính là tất cả HS học xong chương trình ở nhà trường THPT có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định.

Quản lý tổ chức hoạt động GDĐĐ theo hướng đa chiều, phù hợp với các nội dung GDĐĐ đề ra bằng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, khuyến khích các em rèn luyện đạo đức, điều chỉnh hành vi, thái độ, hình thành những thói quen đạo đức một cách tự nhiên, phù hợp với khả năng và tâm sinh lý lứa tuổi.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho các chủ thể tham gia GDĐĐ cần được thực hiện song song với việc xây dựng, hình thành năng lực như:

- Năng lực kế hoạch hóa, kỹ năng thiết kế chương trình GDĐĐ, gồm các năng lực: thu thập và xử lý thông tin; xác định mục tiêu hoạt động; xây dựng, thiết kế và đạo diễn các loại chương trình, kế hoạch hoạt động; xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.

- Năng lực tổ chức gồm: bố trí điều phối nhân lực, tổ chức bộ máy hoạt động, xây dựng cơ chế phối hợp; huy động tiếp nhận, phân bố tài lực, vật lực. Cùng với đó là có khả năng tổ chức được các hoạt động như hoạt động ngoài giờ, ngoại kháo, tổ chức các buổi giao lưu, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giờ chào cờ đầu tuần, đánh giá thi đua ở các lớp, giáo dục ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.

92

- Năng lực chỉ đạo gồm: hướng dẫn thực hiện, theo dõi hoạt động, phòng ngừa, uốn nắn sai lệch, điều chỉnh phù hợp; động viên khuyến khích tạo động lực cho hoạt động kịp thời.

- Năng lực kiểm tra, đánh giá gồm: thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin, đánh giá xếp loại, phát huy thành tích, uốn nắn xử lý sai lệch.

- Xây dựng một số năng lực đặc thù khác phù hợp cho GDĐĐ như: sắp xếp, bố trí GV là những người có thể xây dựng được các kế hoạch, có đầu óc tổ chức, có uy tín và thu hút được sự tham gia của HS, dám thực hiện dám chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của mình.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT đòi hỏi người quản lí và người hướng dẫn phải có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của HS các trường THPT, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác QLGD, có biện pháp và phương pháp QLGD. Đảm bảo tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức và đặc biệt phải có được niềm tin của HS.

Để đảm bảo tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức giáo dục, nhà trường phải liên kết, phối hợp với các lực lượng xã hội, các chủ thể tham gia GDĐĐ cho HS. Cụ thể:

- Lãnh đạo trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng): Hiệu trưởng là người phụ trách chung, tiếp thu, quán triệt các chủ trương, văn bản chỉ thị, chính sách… về nội dung GDĐĐ; xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động GDĐĐ; sử dụng và phân phối các nguồn lực; chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Phó Hiệu trưởng: Chỉ đạo việc dạy học trên lớp, trực tiếp triển khai thực hiện GDĐĐ thông qua các môn học, các hoạt động trải nghiệm. Giúp Hiệu trưởng trong công tác phối hợp với Ban đại diện PHHS, các tổ chức đoàn thể phối hợp với GVCN trong việc giáo dục HS.

- Đoàn thanh niên: Trực tiếp theo dõi xây dựng nề nếp, hoạt động của các ban cán sự lớp, theo dõi thi đua về việc thực hiện nội quy nhà trường của HS. Phối

93

hợp với Quận đoàn, đoàn phường để triển khai các hoạt động của Đoàn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... nói chung là các hoạt động trải nghiệm.

- Công đoàn: Chỉ đạo và thực hiện các cuộc vận động xây dựng các phong trào thi đua, phối hợp với Ban Đại diện PHHS, các tổ chức xã hội ở địa phương, GVCN để thực hiện công tác GDĐĐ cho HS.

- Thầy cô GVCN, GVBM: Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, triển khai các hoạt động GDĐĐ, thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS theo quy chế chuyên môn. Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, với PHHS để GDĐĐ cho HS lớp mình phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)