9. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên
3.2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
GDĐĐ đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS. Quá trình hoạt động GDĐĐ cho HS không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường.
Đối với HS, kết quả của hoạt động GDĐĐ vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách thầy cô giáo, gương đạo đức của người thầy cô sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em. Để giáo GDĐĐ cho HS có hiệu quả, các biện pháp giáo dục phù hợp của GV giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác GDĐĐ cho HS chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các biện pháp GDĐĐ của GV.
Việc GDĐĐ cho HS đòi hỏi người thầy, người cô phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để
84
định ra sự tác động thích hợp. GDĐĐ là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Có thể nói, kết quả GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt trong những năm qua có sự thay đổi theo hướng tích cực, là một phần nhờ vào sự tác động có hiệu quả các biện pháp GDĐĐ cho HS của GV. Nhưng với vai trò là một chủ thể chính thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS thì sự tác động có hiệu quả đó thực sự chưa cao, chưa thể hiện hết được trách nhiệm và khả năng của từng GV. Một số GV chậm đổi mới phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS, việc sử dụng các biện pháp thì chưa đa dạng và phong phú, chưa chú ý nhiều đến việc tăng cường các biện pháp GDĐĐ cho HS. Điều này, đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT trong toàn quận Thốt Nốt.
3.2.2.2. Mục tiêu của biện pháp
GV là chủ thể trực tiếp và cũng là chủ thể chính thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS vì vậy trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Mỗi một GV hãy phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối tượng HS, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Quan trọng là trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp HS có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức.
GV cần am hiểu và biết cách tổ chức GDĐĐ cho HS. Thầy, cô giáo là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Làm công tác giảng dạy là một nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải là tấm gương sáng cho HS noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục HS bền bỉ lâu dài.
3.2.2.3. Nội dung cách thức thực hiện
Lãnh đạo nhà trường mà cụ thể ở đây là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nhà trường phải giúp cho GV nhận thức được trách của mình là người giáo dục và đào tạo các em HS trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, phải thương yêu HS,
85
có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với HS, bản thân GV phải là tấm gương cho HS noi theo.
Mỗi GV khi giảng dạy đều có nhiệm vụ định hướng, hướng dẫn đúng đắn đạo đức cho HS, giải quyết những tình huống phát sinh của HS trong lớp. Đối với HS còn chưa ngoan thì GV có nhiệm vụ phát hiện, giáo dục cho các em. Ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho HS thì điều không thể thiếu là người GV phải có tâm huyết với nghề và tất cả là vì HS.
Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục HS, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với GVBM, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. GDĐĐ cho HS là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng HS, HS có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống.
Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc nhưng đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha đối với HS; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho HS phấn đấu hoàn thiện.
Hình ảnh của GV ảnh hưởng không nhỏ đến HS, chính vì vậy GV không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của GV mới có trọng lượng với HS.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhằm GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt đạt được hiệu quả cao nhất thì mỗi người GV cần:
- Tăng cường GDĐĐ cho HS thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các hoạt động phong trào của nhà trường như hhực hiện tốt các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Thầy cô giáo mẫu mực – trò chăm ngoan học giỏi”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
86
gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Nghiêm túc trong cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Thường xuyên liên hệ với PHHS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với PHHS rèn cho HS kỹ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện đạo đức bản thân và phòng chống bạo lực. Hướng dẫn PHHS các phương pháp GDĐĐ cho con em ở nhà để cùng với nhà trường thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp GDĐĐ cho các em.
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện đạo đức của thầy cô và HS. Giáo dục cho HS nhận thức một cách đầy dủ nhất về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức bản thân.
- GV phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác giảng dạy lớp, tạo điều kiện để HS tự học và tự rèn luyện. Coi trọng việc tự rèn luyện của HS và động viên kịp thời.
- Xây dựng một cách có hiệu quả những hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” trên cơ sở đó rèn luyện những kỹ năng cho các em HS trong ứng xử giao tiếp một cách đúng mực, biết lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội.
- Vấn đề GDĐĐ cho HS còn rất cần đến vốn sống, tình thương, trách nhiệm và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của thầy.