9. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Nội dung của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông
Ngoài việc giáo dục thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, pháp luật cho HS, GDĐĐ còn phải hướng đến giáo dục cho HS toàn diện các nội dung, đó là:
Giáo dục tri thức đạo đức: Về bản chất tri thức đạo đức là kết quả của nhận
thức đạo đức, là sự phản ánh đời sống đạo đức của xã hội và con người. Tri thức đạo đức thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Tri thức đạo đức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đạo đức được hệ thống hóa, khái quát hóa thánh các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù đạo đức. Tri thức đạo đức thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối đạo đức của con người trong cuộc sống đó.
Giáo dục tình cảm đạo đức: Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu thành, là
một hình thái biểu hiện, một cấp độ của ý thức đạo đức. giáo dục các em biết kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn tuổi; Biết kính trọng, lễ phép, lòng biết ơn đối với thầy cô giáo và những người dạy dỗ mình. Đối với em nhỏ phải có sự cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha. Giáo dục tình bạn chân thành, tình yêu chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết sức tôn trọng và có cùng mục đích lý tưởng chung. Có tinh thần khiêm tốn, luôn lắng nghe và biết học hỏi. Giáo dục tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ bạn bè trong học tập rèn luyện. Tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể. Xây dựng tập thể trường, lớp vững mạnh.
Giáo dục lý tưởng đạo đức: Có lý tưởng, ước mơ, hoài bão, có động cơ, thái
27
khoan dung, độ lượng. Phải luôn tự nghiêm khắc đối với bản thân mình khi có sự sai phạm; bản thân có đức tính khiêm tốn, thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, có tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời. Lối sống giản dị, hòa đồng có trách nhiệm với mọi người.
Giáo dục giá trị đạo đức:gồm có là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,
giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tóm lại, nội dung GDĐĐ cho HS THPT trước hết tập trung vào giáo dục tri thức đạo đức cho HS, đây là những tư tưởng, quan điểm về đạo đức đã được hệ thống hóa và khái quát hóa. Giáo dục tình cảm đạo đức, có trách nhiệm với tổ quốc, quê hương, với truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Bên cạnh đó, giáo dục lý tưởng đạo đức, để HS có ước mơ, hoài bão, cố gắng học tập và vươn lên, giáo dục về lối sống của cá nhân trong mối quan hệ xã hội. Quan trọng nữa là phải giáo dục giá trị đạo đức, bởi đó là những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, bảo vệ môi trường, có tính nhân văn và biết cảm thụ cái đẹp.