Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 91 - 95)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học

và học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Hoạt động GDĐĐ cho HS trong trường học là nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi mọi người, mọi ngành nhất là ngành giáo dục, các nhà trường vì con em mà có những kế sách, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để GDĐĐ cho HS. Nhà trường phải là nơi giáo dục rèn luyện đạo đức cho HS nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Người HS phải được đào tạo một cách đầy đủ nhất là bao gồm cả đức lẫn tài.

Trong trường học GDĐĐ là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách HS. Đạo đức được coi là nền tảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người. Vì thế, trong nhà trường phải luôn chú trọng cả

80

đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện HS trở thành con người phát triển toàn diện.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập khu vực và quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành CNH, HĐH đất nước thắng lợi, yêu cầu đòi hỏi nhân tài cho đất nước ngày càng cao hơn, chất lượng hơn. Hơn bao giờ hết, nhận thức và hành động của việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức phải chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục HS. Vì vậy, Người CBQL, GV, PHHS, bản thân HS, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, mọi cá nhân, tổ chức thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS . Phải nhận thức, xác định GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường, nhất là trường THPT. Thật sự quan tâm, thể hiện trách nhiệm một cách cụ thể đối với từng HS. Tạo ra sức mạnh tổng hợp, vòng tròn khép kín để giáo dục HS.

Hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt trong thời gian qua mặc dù đạt được một số kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên, hiệu quả mang tính toàn diện chưa cao, chưa tạo được sự bền vững trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức HS. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có nguyên nhân là một bộ phận CBQL, GV, PHHS và HS chưa thật sự nhận thức một cách đúng đắn về vai trò và sự cần thiết GDĐĐ cho HS. Chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với tương lai thế hệ trẻ, chưa coi nhiệm vụ GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của mình.

3.2.1.2. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức, thái độ, ý thức trách nhiệm của CBQL, GV và PHHS trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Để các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó quán triệt một cách sâu sắc cho CBQL, GV và PHHS nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể và coi nhiệm vụ GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của mình.

81

Qua đó, giúp chủ thể quản lý phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ, tạo sự đồng thuận và nhiệt tình ủng hộ, tham gia tổ chức hoạt động quan trọng này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.2.1.3. Nội dung cách thức thực hiện

Nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức trách nhiệm và nhiệm vụ của đội ngũ CBQL, GV, PHHS các lực ngoài nhà trường trong công tác giáo dục, rèn luyện và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:

- Đối với CBQL phải hiểu đúng, nắm vững và thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS. Nhằm định hướng, chỉ đạo và đề ra các hoạt động GDĐĐ xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực và quan trọng nhất là phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và địa phương. Từ đó, các CBQL phải luôn chủ động trong học tập, nâng cao hiểu biết, thấm nhuần chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định, quy chế của Bộ GD&ĐT, các chỉ đạo của Sở GD&ĐT về hoạt động GDĐĐ. Có ý thức thực hiện tốt các chức năng quản lí. Phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của tập thể GV, HS đối với công tác này.

- Đối với GV có ý thức trách nhiệm trong việc tích hợp hoạt động GDĐĐ cho HS qua các tiết dạy của các bộ môn, giáo dục HS có tình cảm tốt đẹp, tạo vẻ đẹp tâm hồn cho HS, góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn mọi hoạt động của HS trong cũng như ngoài giờ học. Thống nhất quan niệm về giáo dục, GDĐĐ, đặc biệt thống nhất về mục tiêu, nội dung, những con đường GDĐĐ cho HS và cách đánh giá xếp loại đạo đức HS. GVCN phải nắm vững mục tiêu giáo dục THPT về nhân cách, tri thức văn hóa khoa học của HS. GVCN phải nắm vững hoàn cảnh của từng HS để có phương pháp giáo dục thích hợp và phát huy hơn nữa khả năng sư phạm, tình yêu thương HS để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Đối với PHHS cần tránh nhận thức lệch lạc, qua đó để giúp PHHS hiểu rằng việc GDĐĐ cho HS không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy cô giáo mà gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Thực hiện tốt mối quan hệ gia đình -

82

nhà trường trong việc giáo dục HS, làm cho toàn thể PHHS có hiểu biết đúng đắn, quan tâm và có sự đầu tư cho việc học tập, rèn luyện của con cái, theo dõi quá trình học tập, phát triển nhân cách của HS. Quan tâm đến những HS có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt cần giúp đỡ. Tham mưu, đề xuất với nhà trường các biện pháp để giáo dục HS.

- Đối với các lực lượng bên ngoài nhà trường, cần có những hình thức tuyên truyền khéo léo, linh hoạt nhằm nâng cao hiểu biết đầy đủ, đúng đắn các quan niệm giáo dục và quan niệm về GDĐĐ cho HS. Yêu cầu sự phối hợp của các lực lượng bên ngoài nhà trường với nhà trường thường xuyên, đồng bộ, yêu cầu sự quan tâm thực chất và nhiệt tình hơn nữa từ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội phối hợp thực hiện hoạt động GDĐĐ cho thanh thiếu niên trên địa bàn.

- Tổ chức các các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi trao đổi kinh nghiệm, các khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức về công tác GDĐĐ cho CBQL, cho GVCN và các GVBM. Phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức cho các thầy cô, HS và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong công tác GDĐĐ ở các trường bạn.

Nói chung, nội dung của biện pháp Tăng cường nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là cần làm cho mọi người nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS; phải nắm được hệ thống các giá trị, định hướng con người vươn tới cái chân - thiện - mỹ; phân biệt được các hành vi đạo đức và hành vi phi đạo đức; tạo sự thống nhất, đồng bộ cả về suy nghĩ và hành động trong việc GDĐĐ cho HS.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo trường có sự quan tâm đúng mức vào việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ, nhằm đảm bảo tính khoa học, có mục đích, đồng bộ, ổn định và tính tập trung dân chủ, kỷ luật cao. Thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDĐĐ cho HS trong CBQL, toàn thể GV, PHHS và HS. Tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương về hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường để tạo sự đồng thuận, coi GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ của toàn xã hội, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ các điều kiện, phương tiện…

83

Tổ chức triển khai kế hoạch, phổ biến nội quy, quy chế đến tất cả CBQL, GV, PHHS, HS và các tổ chức xã hội trên địa bàn để cùng quán triệt và thực hiện. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách xuyên suốt và không ngừng cải tiến công tác kiểm tra và đánh giá rèn luyện đạo đức HS.

Có sự nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhà trường, đặc biệt đội ngũ GV, các tổ chức như Công đoàn, ĐTN, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ.

Có các văn bản hướng dẫn đánh giá đạo đức, hạnh kiểm HS chi tiết, cụ thể, nên thêm phần nhận xét của PHHS và các lực lượng bên ngoài nhà trường về ý thức, thái độ, hành vi của các em trong cuộc sống.

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu về đạo đức và GDĐĐ, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động phong trào.

Tổ chức hòm thư góp ý để các em HS có thể trình bày các tâm tư, nguyện vọng, bày tỏ những thắc mắc hoặc nêu những ý kiến phản ánh… Từ đó, các bộ phận có liên quan có thể giải đáp cho các em hoặc điều chỉnh tri thức hành động cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)