Mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 36 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu của hoạt động GDĐĐ là thông qua các hoạt động đó giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở thành một công dân tốt, làm chủ cuộc sống. Đó là:

25

nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nắm rõ quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới” [30].

Về thái độ tình cảm: “Có thái độ tình cảm đúng đắn, trong sáng trong các

mối quan hệ xã hội với mọi người và với môi trường sống, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức trong xã hội, ủng hộ những việc làm tốt, hợp đạo lý, bày tỏ phản ứng trước những hành vi sai trái” [30].

Về hành vi và kỹ năng: “Có thói quen thường xuyên rèn luyện hành vi đạo

đức trong ứng xử đối với các vấn đề của các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội, tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức, văn hóa và chấp hành pháp luật. Biết sống lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách của người học sinh. Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống” [30].

Mục tiêu GD&ĐT đã được khẳng định trong Luật giáo dục, trong đó nhấn mạnh mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là:

- Trang bị cho HS những tri thức cần thiết về chính trị, tư tưởng đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật, văn hoá xã hội.

- Hình thành ở mỗi HS thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dẫn tới mỗi HS phải nắm được những giá trị đạo đức theo chuẩn mực xã hội, những giá trị cơ bản phải tuân theo.

- Rèn luyện để mỗi HS tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức chấp hành những quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện; có ý thức tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ cho nhân dân, đất nước.

- Giáo dục lòng yêu tổ quốc Việt Nam XHCN gắn với tinh thần quốc tế vô sản, lòng yêu lao động và biết quý trọng sản phẩm lao động, lòng yêu khoa học và

26

những giá trị văn hoá tiến bộ của loài người, đồng thời phải biết phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.“Mục tiêu của việc GDĐĐ là biến nhận thức cái tất yếu thành cái tự do, biến ý thức nghĩa vụ thành tình cảm, thành niềm tin vững chắc, thôi thúc bên trong, hình thành ý thức cần phải làm vì lợi ích của người khác, của cộng đồng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)