Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 83 - 89)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

2.5.1. Điểm mạnh

Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT quận Thốt Nốt đạt nhiều kết quả đáng trân trọng và khẳng định GDĐĐ cho HS là mục tiêu và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho HS. Đa số các trường đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ, xác định vai trò của nhà trường, các bộ phận và cá nhân trong việc thực hiện những hoạt động này. GV có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, gắn bó với lớp, với HS và PHHS.

Mục tiêu hoạt động GDĐĐ được đề ra một cách cụ thể và sát hợp với hiện nay. CBQL, GV, PHHS và HS đều hài lòng về việc thực hiện các nhóm mục tiêu về thái độ tình cảm, về hành vi và kỹ năng. Nội dung hoạt động GDĐĐ cũng được các

72

trường chú trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức gắn với việc hình thành ý thức tổ chức kỷ luật, hành vi đạo đức cho HS. Nhà trường đã thực hiện GDĐĐ cho HS bằng nhiều con đường khác nhau như thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học văn hóa khác như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,… và tổ chức các hoạt động phong trào như văn nghệ, TDTT, dã ngoại, cắm trại, giao lưu, tham quan. Đã xác định được những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS. Bước đầu các trường đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò là trung tâm trong các mối quan hệ, huy động được nhiều nguồn lực, tổ chức cùng tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS.

Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đạt kết quả khá tốt, trong đó các trường đã xây dựng kế hoạch GDĐĐ một cách khoa học, chính xác, xác định nhân lực, vật lực cụ thể. Công tác tổ chức thực hiện triển khai đầy đủ và chính xác đến tất cả các thành viên trong nhà trường. Công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và bám sát nội dung kế hoạch đề ra. Về công tác kiểm tra và đánh giá tương đối hiệu quả, có rút kinh nghiệm, khắc phục và điều chỉnh sau mỗi lần kiểm tra.

2.5.2. Điểm yếu

Kết quả nhận thức của HS sau khi được GDĐĐ thông qua các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào ở trường THPT quận Thốt Nốt còn chưa tốt. Một bộ phận CBQL, GV, PHHS và HS chưa nhận thức một cách đúng mức về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS, cho rằng là bình thường và không cần thiết. Qua đó cho thấy CBQL, GV, PHHS và HS chưa thật sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này.

Mặc dù việc thực hiện các nhóm mục tiêu được CBQL, GV, PHHS và HS hài lòng nhưng riêng nhóm mục tiêu về nhận thức không được đánh giá cao. Việc tích hợp GDĐĐ vào các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào chưa thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả như mong đợi. Thể hiện qua một số HS có ý thức chấp hành nội quy nhà trường chưa tốt hoặc khi bị kiểm tra mới chấp hành. PHHS vẫn chưa hài lòng về công tác GDĐĐ cho HS ở các trường THPT. Số nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS chủ yếu nằm trong

73

nhóm nguyên nhân Gia đình – Học sinh và Nhà trường – Giáo viên – Chương trình giáo dục phổ thông chiếm số lượng nhiều.

Việc quản lý tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS còn lỏng lẻo. Công tác kiểm tra, đánh giá còn hạn chế, kết quả rèn luyện đạo đức HS đôi khi đánh giá không chính xác gây ảnh hưởng đến kết quả chung của việc GDĐĐ cho HS.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân của điểm mạnh

Trong thời gian qua, GDĐĐ HS luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và trực tiếp là Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ. Các cấp lãnh đạo đã có những chủ trương và chỉ đạo đúng đắn cho giáo dục toàn diện HS. Đội ngũ CBQL, GV các trường nêu cao tinh thần trách nhiệm, vươn lên khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm cho việc học tập của HS, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Lãnh đạo các trường đã có định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển đội ngũ GV và quan tâm đến việc trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS.

Đa số các trường đã có kế hoạch triển khai GDĐĐ, trong đó xác định rõ các mục tiêu, nội dung và những con đường chủ yếu để GDĐĐ cho HS. Đặc biệt là các trường đã xác định đúng và đầy đủ những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS để từ đó đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện mang lại hiệu quả nhất định.

2.5.3.2. Nguyên nhân của điểm yếu

Một số CBQL, GV, PHHS và HS nhận thức chưa đúng mức về GDĐĐ cho HS. Có trường hợp coi việc giáo dục ở các trường là kết quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội bộc lộ thiếu chặt chẽ, kém linh hoạt, nặng phô trương. Thực tế hiện nay nhiều gia đình chỉ có 1 – 2 con nên trẻ em được gia đình nương chiều, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục và quản lý GDĐĐ cho HS.

74

dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần.

Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, xu thế hội nhập cạnh tranh khu vực và toàn cầu hóa, do cách đánh giá hiện nay và việc tổ chức thi cử còn mang nặng về lý thuyết, càng làm cho các nhà trường phổ thông, xã hội, đặc biệt là HS và PHHS quan tâm đầu tư nhiều vào hoạt động dạy và học kiến thức văn hóa trên lớp mà ít quan tâm đến hoạt động GDĐĐ.

75

* Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT quận Thốt Nốt cho ta thấy:

- Về thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

CBQL, GV, PHHS và HS có nhận thức đúng đắn nhất định về sự cần thiết của việc GDĐĐ nhưng vẫn có một bộ phận nhận thức chưa đúng mức về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS với những ý kiến lại cho rằng là không cần thiết.

Việc thực hiện mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT thì được đánh giá cao ở hai nhóm mục tiêu về thái độ tình cảm, về hành vi và kỹ năng. Còn nhóm mục tiêu về nhận thức không nhận được sự hài lòng cao của CBQL, GV, PHHS và HS.

Việc thực hiện nội dung của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT thì đúng, đủ và rõ ràng. Nhìn chung, được CBQL, GV, PHHS và HS cho là tốt từ kết quả khảo sát.

Các nhà trường đã sử dụng nhiều con đường khác nhau để GDĐĐ cho HS THPT. Việc tích hợp vào các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào còn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Kết quả là một HS chấp hành chưa tốt nội quy nhà trường và vẫn còn trường hợp PHHS không hài lòng vớicông tác GDĐĐ cho HS.

Xác định được những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS và đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp.

- Về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS: Chất lượng nội dung các loại kế hoạch; Mức độ thực hiện nội dung kế hoạch hoạt động rất được quan tâm và thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Công tác tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS được các nhà trường quan tâm và thực hiện tốt.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc GDĐĐ cho HS còn bộc lộ những hạn chế do chậm cải tiến. Dẫn đến đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS có lúc không chính xác.

76

Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong việc GDĐĐ cho HS ở các trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được vai trò của PHHS nên cần quan tâm nhiều hơn.

Nội dung chương 2 cơ bản xác thực đầy đủ minh chứng và dựa vào kết quả khảo sát, đánh giá này để xây dựng biện pháp khắc phục thực trạng nêu trên. Tóm lại, chương 2 của luận văn là cơ sở thực tiễn giúp tác giả thiết lập các nguyên tắc và các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ tại chương 3 tiếp theo của luận văn.

77

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THỐT NỐT,

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)