Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 89 - 91)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT được trình bày ở Chương1, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ được trình bày ở Chương 2. Tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT trên địa bàn quận Thốt Nốt, các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu đào tạo là cái đích mà giáo dục cần đạt tới khi thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục của mình. Nếu không có mục tiêu, tức là không có cái đích thì không biết hoạt động giáo dục sẽ đi tới đâu, đạt được cái gì ở HS và ở ngay cơ sở giáo dục. Có thể nói, hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu có đầy đủ và chính xác hay không.

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT phải đảm bảo các mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu GDĐĐ cho HS nói riêng. Luật Giáo dục đã đưa ra mục tiêu giáo dục phổ thông: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyên tắc này nhằm đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải nhằm vào việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.

78

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nói đến tính khả thi là nói đến khả năng áp dụng được trong thực tế. Do đó, các biện pháp đề xuất cần phải vừa đảm bảo tính khoa học và vừa phản ánh đúng hiện thực trong đời sống; nội dung các biện pháp không thể là lý thuyết suông, tư biện, khó khăn khi thực hiện.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải được sự đồng thuận của đại đa số CBQL, GV, PHHS và HS các trường THPT trên địa bàn quận Thốt Nốt thực hiện được.

Để đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả cần xem xét tính cụ thể thực tiễn của mỗi nhà trường, qua đó tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, con người, phương thức quản lý và các hình thức phối hợp,… nhằm đảm bảo tính khả thi, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ không chỉ phù hợp với lý luận QLGD và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà còn phải phù hợp với thực tiễn nhà trường, đặc điểm văn hóa địa phương, sự sáng tạo trong nội dung, hình thức, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm đưa hoạt động này phong phú, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và lòng say mê, ham thích của HS. Đồng thời, phải chú ý đến tâm lý lứa tuổi HS.

Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt do tác giả đề xuất, xuất phát từ nội lực của các nhà trường, của quận Thốt Nốt cho nên khả năng hiện thực hóa trong mỗi nhà trường rất cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ HS nói chung và HS THPT của bất kỳ địa phương cụ thể nói riêng cần được tiếp tục sử dụng các giải pháp, biện pháp đã sử dụng trước đây và đến nay vẫn còn phát huy tác dụng.

Các biện pháp mới đề xuất trong đề tài này, không phủ định những giá trị đã có từ trước, mà chỉ phủ định những cái lạc hậu, lỗi thời không còn thích hợp với điều kiện mới. Các biện pháp mới tiếp tục phát huy có chọn lọc những giá trị đã được các biện pháp trước đây đã đề xuất. Đồng thời, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đáp ứng cho được các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong những thời gian tiếp theo.

79

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng như sau: CBQL, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, ĐTN, Ban đại diện PHHS, các tổ chức hội… Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một hoạt động trong việc quản lý nhà trường, một khi công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS có hiệu quả tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Từ thực trạng vấn đề nghiên cứu, chủ thể quản lý nhà trường cần ý thức rằng, các biện pháp quản lý được đề xuất đặt trong mối quan hệ biện chứng, từng biện pháp có giá trị tác động tích cực đến các lực lượng tham gia, các yếu tố ảnh hưởng quá trình hoạt động GDĐĐ cho HS (bao gồm nhận thức, thái độ, hành vi của CBQL, GV, PHHS và các lực lượng xã hội khác); có nghĩa để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt luôn đảm bảo tính đồng bộ nhằm tạo “tính trồi” trong quá trình triển khai các biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)