Sự cần thiết phải GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Sự cần thiết phải GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Hiện nay công tác giáo dục thế hệ trẻ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, trong đó có số HS học giỏi, chăm ngoan tăng lên mỗi năm học, góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.

Tuy nhiên, thời gian gần đây trong lực lượng học sinh đã bộc lộ sự sa sút về phẩm chất đạo đức, gây ra bức xúc từ phía xã hội đối với hoạt động giáo dục của ngành GD&ĐT. Rất nhiều nghiên cứu thực trạng này, điểm chung nhất về những nguyên nhân như sau:

23

Để trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi, theo tôi phải luôn coi trọng và bảo đảm kết hợp giáo dục tốt giữa "Gia đình, nhà trường và xã hội". Trong đó, gia đình giữ vai trò quan trọng hàng đầu bởi đây là nơi con gắn bó, gần gũi nhất. Mọi biểu hiện của con cũng thể hiện tại gia đình, nên các bậc phụ huynh chính là những “người thợ tài hoa” để “vẽ” lên tâm hồn như "tờ giấy trắng" của các con... Nhà trường là nơi cùng dìu dắt, định hướng, giúp HS trau dồi kiến thức và ý thức. Xã hội là môi trường để HS rèn luyện, trải nghiệm. Ba yếu tố này tương quan chặt chẽ như một, mà lại rất riêng. Nhưng hiện nay, có không ít gia đình do cha mẹ không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, hoặc “khoán” cho nhà trường việc giáo dục, sống trong môi trường đó con cái sẽ không ngoan ngoãn và tác động xấu không nhỏ đến việc dạy dỗ để các con hình thành nhân cách "Chân - Thiện - Mỹ".

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận HS đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức HS. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.

Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi GDĐĐ từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Mục đích chính của giáo dục - là giáo dục nhân cách cho HS, nhưng tôi nhận thấy, vẫn có một bộ phận HS mắc sai lầm trầm trọng trong suy nghĩ, lối sống, có hành động, cử chỉ, tác phong giao tiếp chưa đúng mực. Có em thể hiện lối sống lập dị từ ăn nói, đi đứng, thậm chí có biểu hiện lệch lạc về nhân cách như nữ sinh học đòi phong cách ăn mặc, cử chỉ, nói năng giống nam giới cốt để cho “oai”, hoặc trước mặt giáo viên thì ngoan ngoãn, sau

24

lưng thì văng tục nói bậy. Những biểu hiện này thể hiện sự thiếu tôn trọng với thầy cô và tự trọng với bản thân. Công bằng mà nói để điều này xảy ra có phần trách nhiệm từ phía GV. Các thầy cô đôi khi chưa hết lòng vì HS, sự gương mẫu và ứng xử có lúc chưa chuẩn mực, khi mà tình trạng dạy thêm còn tràn lan, thậm chí có biểu hiện không công bằng với HS, ưu ái hoặc thiên lệch trong từng hoàn cảnh cụ thể, đã tác động xấu đến uy tín của thầy cô trong suy nghĩ HS và không ít cha mẹ học sinh.

Thiết nghĩ, tuổi trẻ nhất là HS nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Những hạn chế, mặt trái của cơ chế thị và ngoài xã hội còn có không ít hiện tượng suy thoái về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí có những hành động phạm pháp của người lớn tác động xấu trực tiếp đến HS.

Với những nguyên nhân được phân tích trên, đối với lứa tuổi HS THPT thì rất cần được giáo dục thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tích cực, giúp các em định hướng và tiếp thu các giá trị nhân bản, dân tộc và làm hành trang tiếp tục học lên các bậc học cao hơn hoặc định hướng nghề nghiệp. Điều này phản ánh sự cần thiết GDĐĐ cho HS THPT trước bối cảnh xã hội ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)