9. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các
môn học
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
GDĐĐ trong nhà trường chúng ta xưa nay luôn được tôn trọng, tuy mức độ đầu tư có khác nhau. GDĐĐ là một hoạt động quan trọng trong nhà trường. Nội dung GDĐĐ không chỉ được thể hiện rõ nét nhất thông qua môn Giáo dục công dân mà còn được tích hợp vào các môn học khác hay thể hiện qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể.
Các hình thức dạy học trong nhà trường rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các phòng học với các giờ giảng dạy theo chương trình quy định,
87
mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các hoạt động xã hội từ thiện.
Việc xây dựng tích hợp những bài học đạo đức bằng các hình thức phong phú như thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút đông đảo HS tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi HS. Cùng với đó là tăng cường các hoạt động tập thể sinh động, phong phú, câu lạc bộ, công tác đoàn của HS lôi cuốn để HS tham gia để GDĐĐ lối sống lành mạnh cho các em.
GDĐĐ theo những tấm gương điển hình: GDĐĐ không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẩm mỹ. Để làm được điều đó có thể dựa vào các tấm gương sống động của Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ, các tác phẩm nghệ thuật, những việc làm tốt của những người xung quanh.
Việc tích hợp nội dung GDĐĐ trong các môn học đã được các nhà trường THPT quận Thốt Nốt thực hiện trong thời gian qua và cũng đạt được một số kết quả nhất định. Mặc dù vậy, việc tích hợp vào các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào còn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Thể hiện là HS chấp hành chưa tốt nội quy nhà trường còn khá cao và một số trường hợp PHHS không hài lòng vớicông tác GDĐĐ cho HS.
3.2.3.2. Mục tiêu của biện pháp
Để tăng cường GDĐĐ cho HS, trước hết, phải thường xuyên GDĐĐ cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho HS đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống đạo đức HS trong nhà trường. Tích hợp GDĐĐ cho HS vào chương trình môn học phổ thông cũng là một biện pháp cơ bản giúp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.
Đảm bảo việc tích hợp nội dung GDĐĐ cho HS trong các môn học của GV luôn đầy đủ, thường xuyên và đạt hiệu quả. Qua đó, HS được trang bị đầy đủ về nhận thức, về thái độ tình cảm, về hành vi và kỹ năng phù hợp. Hình thành cho HS những
88
hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Thông qua các môn học ngoài việc truyền đạt những kiến thức về môn học đó thì còn giáo dục cho HS về tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, lý tưởng đạo đức và giá trị đạo đức. HS cần có được tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hòa bình, sống thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập. Giúp HS vận dụng tốt những kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
3.2.3.3. Nội dung cách thức thực hiện
Trong nhà trường THPT, GDĐĐ là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. HS học môn Toán, môn Lí không phải chỉ để giải được những bài tập toán, lí mà để học được cách tư duy vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học môn Văn không phải để viết được một văn bản trơn tru, mạch lạc mà qua đó để biết cảm nhận cái đẹp, hướng đến những điều lành mạnh trong cuộc sống, qua mỗi bài học người GV phải gián tiếp giáo dục HS biết làm theo lẽ phải, thay đổi bản thân theo hướng tích cực.
Để hình thành phẩm chất đạo đức cho HS, công tác GDĐĐ cho HS nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hình thành cho HS ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội, giúp HS lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định.
- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
- Việc GDĐĐ cho HS thông qua giảng dạy các môn học trong nhà trường của GV, tạo điều kiện cho HS tự nhận thức khoa học, định hướng giá trị vật chất và
89
tinh thần, tác động sâu rộng đến việc hình thành nhân cách HS, giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực.
Hằng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo GV giảng dạy theo hướng tích hợp, tăng cường đầu tư nhiều hơn cho công tác chuẩn bị như: xác định nội dung, địa chỉ tích hợp và các nội dung cần tích hợp. Tùy đặc thù của từng bộ môn mà GV cần phải chủ động nội dung chương trình, đề ra phương pháp tích hợp đạo đức, lối sống qua các môn học một cách phù hợp, sáng tạo nhằm phát huy tối đa hiệu quả giáo dục và rèn luyện nhân cách cho HS.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để hoạt động tích hợp đạt được hiệu quả, GV dạy các môn học đã linh hoạt và mềm dẻo trong việc lựa chọn nội dung đạo đức cần thiết để tích hợp. Ở mức độ thấp thì GV có thể lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép GDĐĐ, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh và trang thiết bị trường, lớp học... Mức độ cao hơn là phải xử lí các nội dung được tích hợp trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho HS vận dụng được tổng hợp các nội dung GDĐĐ đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
Trong giáo án, GV đã thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết định hướng giảng dạy của mình từ mục tiêu giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đến hoạt động dạy và học của GV và HS. Nhờ đó, GV có thể làm chủ được quá trình truyền thụ tri thức và hạn chế thiếu sót trong quá trình giảng dạy. Trong khi thiết kế nội dung dạy học tích hợp GDĐĐ, GV đã thiết kế cụ thể các hoạt động mà bản thân dự kiến sẽ tổ chức và ước lượng thời gian tổ chức để tránh ảnh hưởng đến việc truyền thụ và lĩnh hội nội dung kiến thức của HS.
Sau mỗi giờ dạy hoặc bài học, GV tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá người học theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (gồm có vận dụng thấp và vận dụng cao) các nội dung GDĐĐ đã được trang bị, nhằm giúp cho GV có được kết quả cụ thể. Qua đó, GV có thể cải thiện những phương pháp và hình thức tích hợp chưa phù hợp.
90