Thực trạng thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 69 - 73)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Thực trạng thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

học phổ thông

Đánh giá mức độ về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, tác giả khảo sát những con đường GDĐĐ cho HS như qua giảng dạy môn Giáo dục công dân; tích hợp trong các môn văn hóa; tổ chức các hoạt động phong trào, các hội thi; hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại; tổ chức sinh hoạt truyền thống các ngày lễ lớn, sinh hoạt dưới cờ; giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức và những tấm gương đạo đức, người tốt việc tốt. Tác giả tiếp tục khảo sát ở 20 CBQL, 40 GV, 40 PHHS và 100 HS. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. CBQL, GV, PHHS và HS đánh giá về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Những con đường giáo

dục đạo đức

CBQL GV PHHS HS

ĐTB XH ĐTB XH ĐTB XH ĐTB XH

1 Qua giảng dạy môn Giáo

dục công dân. 3,6 1 3,75 1 3,65 1 3,55 1 2 Giảng dạy tích hợp trong

các môn văn hóa. 3,5 2 3,55 3 3,4 2 3,5 2 3 Tổ chức các hoạt động

phong trào, các hội thi. 3,45 3 3,6 2 2,9 5 3,45 3

4

Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại.

2,6 7 2,96 7 2,85 6 2,78 6

5

Tổ chức sinh hoạt truyền thống các ngày lễ lớn, sinh hoạt dưới cờ.

2,86 5 3,2 5 3,1 4 3,1 4

6

Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức.

2,75 6 3,1 6 2,6 7 2,73 7

7 Những tấm gương đạo đức,

người tốt việc tốt. 3,1 4 3,45 4 3,15 3 2,95 5

58

CBQL đánh giá về mức độ về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT cho ta kết quả như sau: Qua giảng dạy môn Giáo dục công dân được xếp hạng cao nhất (ĐTB: 3,6). Xếp hạng thứ hai là Giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa (ĐTB: 3,5). Còn xếp hạng thứ ba là Tổ chức các hoạt động phong trào, các hội thi (ĐTB: 3,45). Hai vị trí được xếp hạng thấp nhất là Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức (ĐTB: 3,75) và Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại (ĐTB: 3,6).

GV đánh giá về mức độ về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT kết quả như sau: Xếp hạng cao nhất vẫn là Qua giảng dạy môn Giáo dục công dân (ĐTB: 3,75). Xếp hạng thứ hai và thứ ba có sự thay đổi so với đánh giá của CBQL mà cụ thể là Tổ chức các hoạt động phong trào, các hội thi (ĐTB: 3,6) xếp hạng hai và hạng ba là Giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa (ĐTB: 3,55). Còn hai vị trí xếp hạng thấp nhất không có sự thay đổi nào, mà vẫn là Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức (ĐTB: 3,1) và Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại (ĐTB: 2,96).

PHHS đánh giá mức độ về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thì cho ta thấy: Hai vị trí xếp hạng cao nhất cũng là Qua giảng dạy môn Giáo dục công dân (ĐTB: 3,65) và Giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa (ĐTB: 3,4) lần lượt xếp hạng thứ nhất và thứ hai. Còn xếp hạng thứ ba là Những tấm gương đạo đức, người tốt việc tốt (3,15). Hai vị trí xếp hạng thấp nhất là Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại (ĐTB: 2,85) và Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức (ĐTB: 2,6).

HS đánh giá về mức độ về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT như sau: Qua giảng dạy môn Giáo dục công dân (ĐTB: 3,55) xếp hạng cao nhất. Giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa (ĐTB: 3,5) được xếp hạng thứ hai và Tổ chức các hoạt động phong trào, các hội thi (ĐTB: 3,45) được xếp hạng thứ ba. Hai vị trí xếp hạng thấp nhất cũng giống như sự đánh giá của GCBQL, GV và PHHS đó là Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá,

59

tham quan, dã ngoại (ĐTB: 2,78) và Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức (ĐTB: 2,73).

Khi trao đổi với CBQL1, CBQL2, CBQL3, CBQL4 và GV1, GV2, GV3, GV4 thông qua câu hỏi “Quý Thầy/Cô đánh giá mức độ về việc thực hiện con

đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay như thế nào?”. Tất cả đều có

chung nhìn nhận là hiện nay việc GDĐĐ cho HS chủ yếu là thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và các môn văn hóa khác. Đây là hình thức phổ biến nhưng hiện nay cũng còn có thông qua tổ chức các hoạt động phong trào, những tấm gương đạo đức để giáo dục các em. Còn thông qua những con đường khác như sinh hoạt truyền thống, hoạt động ngoài giờ hay tổ chức các buổi tọa đàm thì ít được sử dụng và chưa thường xuyên.

Trao đổi với PHHS1, PHHS2, PHHS3, PHHS4 cũng với câu hỏi “Quý Phụ huynh đánh giá mức độ về việc thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

THPT hiện nay như thế nào?”. Nhận được câu trả lời tương tự, môn Giáo dục công

dân rất được sử dụng thường xuyên, cùng với đó là giáo viên thông qua giảng dạy các môn văn hóa khác cũng hoặc thông qua những tấm gương đạo đức, người tốt việc tốt để giáo dục đến các em. Còn các hoạt động khác thì sử dụng không nhiều.

Cũng với câu hỏi tương tự “Các em đánh giá mức độ về việc thực hiện con

đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay như thế nào?” khi được hỏi

các em HS1, HS2, HS3, HS4 thì cho rằng cũng chủ yếu là môn Giáo dục công dân và các môn khác như Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn. Còn các hoạt động như sinh hoạt truyền thống, các phong trào, người tốt việc tốt thì bắt đầu được sử dụng thường xuyên hơn những vẫn còn ít. Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức rất ít khi được tổ chức.

Nhận định chung, việc GDĐĐ cho HS được hầu hết CBQL, GV, PHHS và HS đều cho rằng là Qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và Giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa. Đây là hai con đường giáo dục được sử dụng rất nhiều từ trước đến nay. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đa dạng các hình thức, tổ chức phong

60

phú các hoạt động giáo dục, có như thế thì việc GDĐĐ cho HS mới đạt được hiệu quả cao hơn.

Để biết mức độ đạt được của HS sau tác động của GV tác giả cũng tiến hành khảo sát về ý thức tự giác chấp hành nội quy nhà trường của HS và mức độ hài lòng của PHHS về công tác GDĐĐ của nhà trường với 40 PHHS và 100 HS. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.9. Ý thức tự giác chấp hành nội quy của các em học sinh trường trung học phổ thông (N: 100)

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỉ lệ (%)

1 Chấp hành rất tốt nội quy của trường 76 76 2 Chấp hành tương đối tốt nội quy của trường. 11 11

3 Khi bị kiểm tra mới chấp hành. 5 5

4 Chấp hành chưa tốt nội quy. 6 6

5 Nhiều học sinh không chấp hành. 2 2

Qua khảo sát trên thì đa số HS chấp hành tốt nội quy của nhà trường (lần lượt là 76% và 11%). Các biểu hiện về đạo đức tốt nhiều hơn những biểu hiện xấu. Như vậy, số đông HS là thực hiện tốt nội quy của nhà trường, biết vâng lời thầy cô, ý thức tự giác chấp hành nội quy nhà trường, có tinh thần và thái độ học tập tốt.

Bên cạnh đó, cũng còn trường hợp là HS đối phó với những nội quy của nhà trường là khi bị kiểm tra mới chấp hành 5%. Vẫn còn một số HS chưa chấp hành tốt nội quy và chiếm tỷ lệ cũng tương đối là 6%. Những HS biểu hiện yếu kém, chưa ý thức tự giác tốt, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn là 2%. Với kết quả trên, để thực hiện công tác GDĐĐ cho HS đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi các nhà CBQL, GV phải quán triệt sâu sắc hơn nữa về việc GDĐĐ cho HS, xác định đúng mục tiêu giáo dục, lựa chọn nội dung, không ngừng cải tiến và đưa ra những phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS một cách phù hợp.

61

Bảng 2.10. Mức độ hài lòng của PHHS về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông (N: 40)

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỉ lệ (%)

1 Rất hài lòng 23 57,5

2 Hài lòng 9 22,5

3 Bình thường 5 12,5

4 Không hài lòng 3 7,5

5 Rất không hài lòng 0 0

Nhìn chung, công tác GDĐĐ cho HS THPT ở các nhà trường luôn được PHHS tin tưởng, điều này được thể hiện qua kết khảo sát có đến 57,5% số ý kiến cho rằng là rất hài lòng và 22,5% ý kiến hài lòng. Kết quả này khẳng định phần nào hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS ở các nhà trường THPT. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng là bình thường và chiếm tỷ lệ không nhỏ là 12,5%. Một số PHHS còn tỏ ra là không hài lòng với tỷ lệ 7,5% số ý kiến được hỏi. Qua kết quả khảo sát trên đặt ra một vấn đề là các nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác GDĐĐ cho HS. Có sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường và đặc biệt là với PHHS để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS ở các nhà trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)