Tình hình lao động của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn hương giang – huế (Trang 52 - 56)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/201 6 2018/2017 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) +/- % +/- % Tổng số lao động 180 100 185 100 175 100 +5 2.8 -10 -5,4

1.Phân theo cơ cấu tổ chức

Quản lí văn phịng 10 5,6 11 5,9 13 7,4 +1 10,0 +2 18,2 Quản lí bộ phận 13 7,2 15 8,1 16 9,2 +2 15,4 +1 6,7 Nhân viên 157 87,2 159 86,0 146 83,4 +2 1,3 -13 -8,2

2.Phân theo giới tính

Nam 79 43,9 82 44,3 70 40,0 +3 3,8 -12 -14,6 Nữ 101 56,1 103 55,7 105 60,0 +2 2,0 +2 1,9

3.Phân theo tính chất

Lao động gián tiếp 37 20,6 39 21,1 38 21,7 +2 5,4 -1 -2,6 Lao động trực tiếp 143 79,4 146 78,9 137 78,3 +3 2,1 -9 -6,2

4.Phân theo trình độ

Đại học, sau đại học 39 21,7 46 24,9 45 25,7 +7 17,9 -1 -2,2 Cao đẳng, trung cấp 94 52,2 96 51,9 97 55,4 +2 2,1 +1 1,0 Lao động phổ thông 47 26,1 43 23,2 33 18,9 -4 8,5 -10 -23,3

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính của khách sạn và tính tốn của tác giả)

Thơng qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tình hình lao động của khách sạn giai đoạn 2016 – 2018 ln có sự thay đổi. Cụ thể, tổng số lao động năm 2016 là 180 người, đến năm 2017 tăng lên thành 185 người nhưng sau đó lại giảm xuống cịn 175 người vào năm 2018. Năm 2017 tăng 5 lao động so với năm 2016, tức là tăng 2,8%. Năm 2018 giảm 10 lao động so với năm 2017, tức là giảm 5,4%. Để có cái nhìn đúng đắn và hiểu sâu hơn về lao động tại khách sạn Hương Giang, ta xem xét trên các khía cạnh sau:

- Xét theo cơ cấu tổ chức: Nhân viên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khách sạn vì

đây là bộ phận sẽ tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng. Cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ phụ thuộc vào sự phục vụ của mỗi nhân viên. Do đó, nhân viên sẽ quyết định đến sự thành công của một khách sạn. Qua bảng số liệu, ta thấy được năm 2016 có 157 nhân viên (chiếm 87,2%) trong tổng số lao động. So với năm 2016 thì năm 2017 tăng 2 nhân viên từ 157 lên thành 159 nhân viên (chiếm 86,0%), tương ứng với mức tăng 1,3%. Năm 2018 giảm 13 nhân viên từ 159 xuống còn 146 nhân viên (chiếm 83,4%), tương ứng với mức giảm 8,2%. Như vây, có thể thấy chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. Để giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, để tại ấn tượng tốt trong lòng du khách và nâng cao uy tính của mình, khách sạn cần có những chính sách thích hợp nhằm khuyến khích, động viên lao động phát huy tối đa trình độ và năng lực của mình.

Quản lý văn phòng và quản lý bộ phận chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là lực lượng có vai trị vơ cùng quan trọng, là đầu não không thể thiếu dẫn dắt khách sạn phối hợp và hoạt động một cách nhịp nhàng và thống nhất. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy 2 bộ phận này đều có sự tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2016 quản lý văn phịng có 10 người chiếm 5,6% trong tổng số lao động. Qua năm 2017 là 11 người (tăng 1 người tương ứng tăng 10,0% so với năm 2016), chiếm 5,9%. Đến năm 2018 là 13 người (tăng 2 người tương ứng tăng 18,2% so với năm 2017), chiếm 7,4%. Tương tự, quản lý bộ phận năm 2016 gồm 13 người chiếm 7,2% trong tổng số lao động. Năm 2017 có 15 người (tăng 2 người tương ứng tăng 15,4% so với năm 2016), chiếm 8,1%. Sang năm 2018 có 16 người (tăng 1 người tương ứng tăng 6,7% so với năm 2017), chiếm 9,2%.

- Xét theo giới tính:Trong 3 năm từ 2016 – 2018 lao động nữ luôn chiếm hơn 50% trong tổng số lao động của khách sạn nhưng chênh lệch không đáng kể. Bằng chứng là số lượng lao động nữ năm 2016 có 101 người chiếm 56,1%. Năm 2017 lao động nữ có 103 người (chiếm 55,7%), tăng 2 người (tương ứng tăng 2,0%) so với năm 2016. Năm 2018 lao động nữ có 105 người (chiếm 60,0%), tăng 2 người (tương ứng tăng 1,9%) so với năm 2017. Trong khi đó, lao động nam năm 2016 có 79 người chiếm 43,9%. Năm 2017 thì có 82 người (chiếm 44,3%), tăng 3 người (tương ứng tăng 3,8%) so với năm 2016. Năm 2018 lao động nam có 70 người (chiếm 40,0%), giảm 12 người (tương ứng giảm 14,6%) so với năm 2017. Điều này cho thấy sự phù hợp trong phân công lao động trong cơng việc của khách sạn. Bởi vì khách sạn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo, nhanh nhẹn, có ngoại hình và giao tiếp tốt để làm ở các bộ phận như nhà hàng, lễ tân, buồng phịng… Do đó, lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam trong khách sạn. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận vai trị của những nhân viên nam, họ thường đảm nhận những cơng việc địi hỏi sức khỏe, áp lực và mang tính kỹ thuật cao như bảo trì, đầu bếp, bảo vệ…

- Xét theo tính chất cơng việc: Là đơn vị hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú và ẩm thực, khách sạn cần nhiều nhân viên làm việc ở các bộ phận như buồng, bếp, lễ tân, an ninh… cùng với đặc thù trong kinh doanh khách sạn đó là thời gian sản xuất trùng với thời gian tiêu dùng của du khách nên lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động trực tiếp. Số lượng lao động trực tiếp năm 2016 chiếm 79,4%, năm 2017 chiếm 18,9%, năm 2018 chiếm 78,3%. Như vậy, qua so sánh có thể thấy được lao động trực tiếp qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng đến gần 80% tổng số lao động. Điều này cho thấy khách sạn luôn chú trọng đến khâu phục vụ, nâng cao sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ tốt hơn, kịp thời hơn góp phần rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Bên cạnh đó, lượng lao động gián tiếp có sự thay đổi qua các năm. Đây là lực lượng làm việc ở các phịng hành chính, kế tốn, kinh doanh… chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và làm cơng việc văn phịng. Lực lượng này chiếm 20,6% tổng số lao động năm 2016, năm 2017 chiếm 21,1% (tăng 2 người từ 37 lên thành 39 người tức là tăng 5,4% so với năm 2016), đến năm 2018 thì chiếm 21,7% (giảm 1 người từ 39 xuống còn 38 người tức là giảm 2,6% so với năm 2017).

- Xét theo trình độ học vấn: Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm đại đa số trong tổng số nhân viên của khách sạn và tăng dần qua các năm. Ngun nhân là vì tính chất cơng việc của khách sạn ít địi hỏi kiến thức chuyên môn cao, chủ yếu nhân viên chú trọng vào mảng phục vụ khách do đó phụ thuộc vào năng lực của mỗi người mà ít phụ thuộc vào bằng cấp. Bên cạnh đó, sau khi được khách sạn tuyển dụng mỗi nhân viên sẽ được đào tạo, huấn luyện trực tiếp, tính chun mơn sẽ được nâng lên theo thời gian và kinh nghiệm làm việc của mỗi nhân viên. Lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm trung bình trên 21%, lực lượng này chủ yếu làm việc ở các vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức và cơng việc văn phịng như phịng tổ chức hành chính, kế tốn, nhân sự… nên địi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao. Ngồi ra, khách sạn cịn tuyển nguồn lao động phổ thông, lực lượng này có trình độ học vấn khơng cao nhưng trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc lại rất cao, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm.

Cụ thể hơn, trong năm 2016 số lao động chủ yếu là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp gồm 94 người chiếm 52,2%, tiếp đến là lao động phổ thơng có 47 người chiếm 26,1% và sau cùng là lao động có trình độ đại học, sau đại học có 39 người chiếm 21,7%. Đến năm 2017 khách sạn tăng thêm 2 lao động cao đẳng, trung cấp và 7 lao động đại học, sau đại học tương ứng mức tăng tỷ trọng lần lượt là 2,1% và 17,9%, trong khi đó lao động phổ thơng giảm 4 người tương ứng giảm 8,5%. Năm 2018, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp tiếp tục tăng 1 người tức là tăng 1,0%, lao động đại học, sau đại học giảm 1 người tức là giảm 2,2% và lao động phổ thông vẫn tiếp tục giảm thêm 10 người tức là giảm 23,3%.

Như vậy, dựa trên việc phân tích cụ thể các khía cạnh trên đã cho thấy được tình hình lao động tại khách sạn Hương Giang có sự biến động nhưng khơng đáng kể qua các năm. Để đảm bảo nhu cầu lao động đáp ứng đầy đủ các u cầu của cơng việc và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động khách sạn cần có các biện pháp tổ chức và bố trí cho phù hợp với u cầu cơng việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động và phát triển hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, khách sạn cần tạo mơi trường làm việc thân thiện, thuận lợi để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp góp phần tăng thêm thu nhập cho khách sạn.

2.1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Hương Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn hương giang – huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)