Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn hương giang – huế (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.5.4. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy sẽ cho thấy được mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình. Phương pháp chọn biến đưa vào mô hình để xây dựng hồi quy tuyến tính được chọn là phương pháp Enter. Đây là phương pháp mà SPSS sẽ xử lý tất cả các biến độc lập mà nhà nghiên cứu muốn đưa vào mô hình.

Mô hình hồi quy tuyến tính được thiết lập như sau:

LTT = + *CH + *CT + *PL + *DN + *DK + *KT + Trong đó:

LTT: Giá trị của biến phụ thuộc là lòng trung thành

CH: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là cơ hội đào tạo và thăng tiến CT: Giá trị của biến độc lập thứ hai là cấp trên

PL: Giá trị của biến độc lập thứ ba là phúc lợi DN: Giá trị của biến độc lập thứ tư là đồng nghiệp

DK: Giá trị của biến độc lập thứ năm là điều kiện làm việc KT: Giá trị của biến độc lập thứ sáu là khen thưởng

: Hằng số

: Hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập : Sai số của phương trình hồi quy

Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0,05. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 2.24: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch

chuẩn Beta Tolerance VIF

1 (Hằng số) 1,747E-016 0,059 0,000 1,000 CH 0,367 0,059 0,367 6,205 0,000 1,000 1,000 CT 0,314 0,059 0,314 5,310 0,000 1,000 1,000 PL 0,335 0,059 0,335 5,652 0,000 1,000 1,000 DN 0,225 0,059 0,225 3,798 0,000 1,000 1,000 DK 0,256 0,059 0,256 4,319 0,000 1,000 1,000 KT 0,191 0,059 0,191 3,223 0,002 1,000 1,000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập đều có giá trị Sig. < 0,05 nên đều được giữ lại mô hình. Do đó, ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động đến lòng trung thành của nhân viên. Cả 6 yếu tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến lòng trung thành của nhân viên do có hệ số hồi quy đều mang dấu dương.

Vậy mô hình hồi quy được biểu diễn thông qua phương trình sau:

LTT = 0,367*CH + 0,314*CT + 0,335*PL + 0,225*DN + 0,256*DK + 0,191*KT + Hay được viết lại:

Lòng trung thành = 0,367*Cơ hội đào tạo và thăng tiến + 0,314*Cấp trên + 0,335*Phúc lợi + 0,225*Đồng nghiệp + 0,256*Điều kiện làm việc + 0,191*Khen thưởng +

Tầm quan trọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc được xác định căn cứ vào hệ số Beta. Nếu hệ số Beta của yếu tố nào càng lớn thì yếu tố đó càng ảnh hưởng quan trọng đến lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn. Do đó, ảnh hưởng quan trọng nhất đến lòng trung thành của nhân viên là yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến (Beta = 0,367), tiếp đến là yếu tố phúc lợi (Beta = 0,335), yếu tố cấp trên (Beta = 0,314), yếu tố điều kiện làm việc (Beta = 0,256), yếu tố đồng nghiệp (Beta = 0,225) và cuối cùng là yếu tố khen thưởng (Beta = 0,191).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn hương giang – huế (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)