Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của khách sạn Hương Giang giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn hương giang – huế (Trang 61 - 63)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.8.2. Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của khách sạn Hương Giang giai đoạn

Bảng 2.5: Tình hình chi phí của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) +/- % +/- % 1. Giá vốn hàng bán 27.826 66,0 24.236 56,9 33.466 75,4 -3.590 -12,9 9.230 38,1 2. Chi phí tài chính 60,11 0,1 16,14 0,0 0,38 0,0 -43,97 -73,1 -15,76 -97,6 3. Chi phí quản lí doanh nghiệp 13.208 31,3 16.472 38,7 8.793 19,8 3.264 24,7 -7.679 -46,6 4. Chi phí bán hàng 947,18 2,2 1.892 4,4 2.129 4,8 944,82 99,8 237 12,5 5. Chi phí khác 98,75 0,2 - - - - -98,75 -100,0 - - 6. Chi phí thuế TNDN - - - -

Tổng chi phí chưa bao gồm thuế

(1+2+3+4+5) 42.140 - 42.616 - 44.388 - 476 1,1 1.772 4,2

Tổng chi phí bao gồm thuế

(1+2+3+4+5+6) 42.140 100 42.616 100 44.388 100 476 1,1 1.772 4,2

(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Hương Giang và tính toán của tác giả)

Chi phí là một phạm trù quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự thay đổi về lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh, điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí để từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí.

Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy được tình hình chi phí của khách sạn Hương Giang như sau:

Tổng chi phí của khách sạn liên tục tăng qua các năm. Tổng chi phí năm 2016 là 42.140 triệu đồng, sau đó tăng 476 triệu đồng tương ứng tăng 1,1% vào năm 2017 và đến năm 2018 tiếp tục tăng 1.772 triệu đồng tương ứng tăng 4,2%. Sự tăng lên của tổng chi phí là do sự biến động của các thành phần trong cơ cấu tổng chi phí:

- Giá vốn hàng bán (GVHB): Có ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều với lợi nhuận, khi GVHB tăng sẽ làm cho tổng mức lợi nhuận giảm một khoản tương ứng và ngược lại. Do đó, khách sạn càng giảm được giá vốn bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi phí và làm cho tổng mức lợi nhuận của khách sạn tăng lên bấy nhiêu. Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy GVBH chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng chi phí. GVBH năm 2016 là 27.826 triệu đồng chiếm 66,0%, năm 2017 là 24.236 triệu đồng (giảm 3.590 triệu đồng tương ứng giảm 12,9% so với năm 2016), chiếm 56,9%, nhưng đến năm 2018 lại tăng lên thành 33.466 triệu đồng (tăng 9.230 triệu đồng tương ứng tăng 38,1% so với năm 2017), chiếm 75,4%. Như vậy, qua 3 năm GVHB luôn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 55%) và ảnh hưởng chủ yếu đến tổng chi phí của khách sạn.

- Chi phí tài chính (CPTC) của khách sạn đến từ chi phí lãi vay. CPTC trong 3 năm có sự giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016 CPTC là 60,11 triệu đồng, năm 2017 giảm 43,97 triệu đồng tức là giảm 73,1% và tiếp tục giảm 15,76 triệu đồng tương ứng giảm 97,6% trong năm 2018.

- Chi phí quản lí doanh nghiệp (CPQLDN) của khách sạn năm 2017 đạt 16.472 triệu đồng, tăng 3.264 triệu đồng tương ứng tăng 24,7% so với năm 2016, đến năm 2018 giảm mạnh còn 8.793 triệu đồng, giảm 7.679 triệu đồng tương ứng giảm 46,6%. Như vậy, qua 3 năm CPQLDN có nhiều sự biến động, từ năm 2016 chiếm

trên 30% đến năm 2018 còn chiếm gần 20% trong tổng chi phí. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy khách sạn đã cắt giảm bớt những loại chi phí không cần thiết để tối thiểu hóa chi phí.

- Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí nhưng lại có chiều hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2016 khoản mục này là 947,18 triệu đồng, năm 2017 tăng 944,82 triệu đồng tương ứng tăng 99,8% và năm 2018 tiếp tục tăng 237 triệu đồng tương ứng tăng 12,5%.

- Các khoản chi phí khác của khách sạn vào năm 2016 chiếm chưa đến 0,5% nhưng đến năm 2017 và 2018 thì giảm hoàn toàn 100,0%.

Ngoài ra, do khách sạn Hương Giang thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang nên thuế TNDN được hạch toán cùng công ty mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn hương giang – huế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)