6. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Giải pháp về cấp trên
Cấp trên là người dẫn dắt nhân viên, định hướng cho nhân viên hoàn thành mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Kết quả phân tích cho thấy đa số nhân viên hài lòng về cấp trên của mình. Khách sạn đã tạo được mối quan hệ khá thân thiết và gắn bó giữa cấp trên và nhân viên. Nhân viên cảm thấy họ được tôn trọng khi cấp trên luôn tin
tưởng họ trong công việc. Cấp trên cần phát huy hơn nữa sự lãnh đạo của mình đồng thời quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhân viên hơn. Đặc biệt cần đảm bảo sự công bằng trong ứng xử giữa các nhân viên của mình. Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ này hơn nữa như sau:
- Nắm bắt được những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống của nhân viên, lắng nghe nguyện vọng của nhân viên, tạo môi trường làm việc thân thiện nhưng vẫn có tính cạnh tranh để họ phát huy được khả năng.
- Cấp trên cần tránh thiên vị với những nhân viên thân thiết hay quen biết vì điều này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy mình không được đối xử công bằng dẫn đến sự không hài lòng ở họ. Bên cạnh đó, phải công bằng trong việc đánh giá năng lực, khen thưởng và trả lương một cách tương xứng. Nhân viên được đánh giá đúng năng lực của mình họ sẽ hài lòng vì được công nhận và từ đó làm việc hăng say, hiệu quả hơn.
- Khuyến khích nhân viên phát huy năng lực cá nhân, khả năng sáng tạo của mình. Coi trọng những người có năng lực, động viên tạo cơ hội để nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất những phương án cải tiến phương thức làm việc.
- Cần phải nâng cao trình độ của cấp trên để hỗ trợ cấp dưới giải quyết các công việc phức tạp, tạo sự gần gũi thân thiết giữa cấp trên và nhân viên trong khách sạn.
- Tổ chức các buổi giao lưu, tiệc tùng có sự tham gia của các cấp quản lý để nhân viên giảm tâm lý lo sợ khi làm việc với cấp trên của mình.