Nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động XHHGD tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

1.3. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học

1.3.2. nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động XHHGD tại trường

XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó đã trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực. Điều quan trọng nhất trong hoạt động XHHGD là tạo một cơ chế, phối hợp tối ưu giữa chính quyền; địa phương và ngành GD&ĐT. Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội. XHHGD chính là trả lại đầy đủ tính chất xã hội của giáo dục cho giáo dục. XHHGD để khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là sựnghiệp của quần chúng”,“Nhà nước và nhân dân cùng làmgiáo dục”.

XHHGD tiếp tục khẳng định quan điểm: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, đề cao một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân. Làm cho xã hội nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của GD. GD chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. GD đóng vai trò “trồng người”, là cơ sở phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mỗi người, của xã hội đối với sự phát triển GD và đó cũng chính là cơ sở để giáo dục đầu tư, phát triển đúng hướng.

XHHGD làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của giáo dục cũng như về thực trạng giáo dục của từng địa phương; đồng thời nhận thức rõ hơn về trách

nhiệm của xã hội đối với giáo dục và chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả.

XHHGD sẽ huy động được nhiều nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực, cho sự phát triển giáo dục. Huy động nguồn nhân lực là chiến lược dựa vào con người, tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân, các lực lượng phát huy năng lực, chủ động tự giác cống hiến vào các hoạt động giáo dục. Huy động nguồn vật lực là tạo ra sự hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục. Huy động nguồn lực phát triển giáo dục là điều kiện cần thiết. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Vì thế, việc huy động được nhiều nguồn tài chính trong nhân dân, trong xã hội để phát triển giáo dục là yêu cầu của XHHGD.

XHHGD tạo ra một xã hội học tập, một động lực thực hiện mục tiêu giáo dục. XHHGD tạo điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người để từ đó hình thành nên một xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Thông qua việc huy động toàn xã hội tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu, cải tiến nội dung và phương pháp GD, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, kết hợp ba môi trường GD: nhà trường -gia đình - xã hội để tạo nên sản phẩm GD. XHHGD là phương thức đặc biệt, vừa thực hiện, vừa tự kiểm tra, đánh giá. Do vậy, hoạt động GD - dạy học luôn luôn được cải tiến đổi mới, góp phần làm cho chất lượng GD được nâng cao.

XHHGD sẽ tạo điều kiện thực hiện dân chủ hóa và công bằng trong giáo dục. Thực hiện dân chủ hóa là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nhà trường để xây dựng nền giáo dục đại chúng của dân, do dân và vì dân. Phải thật công bằng, minh bạch trong việc thực hiện các chính sách, chế độ và mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như trong ngành giáo dục. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng:

XHHGD gắn liền với dân chủhóa giáo dục. Chỉcó thểthực hiện XHHGD khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi học, học được (tức là được lĩnh hội một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh khả năng của mình) và được phát triển tài năng (Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí, 1999).

XHHGD và dân chủ hóa GD là hai phạm trù có mối liên hệ mật thiết và biện chứng. XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hóa GD, ngược lại nhờ dân chủ hóa GD mà các thành phần xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển GD ngày càng đông đảo, đa dạng, phong phú, rộng khắp, làm cho sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. Đẩy mạnh XHHGD, thực hiện tốt dân chủ hóa GD là cơ hội tốt nhất để thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho GD. PGS.TS Đặng Quốc Bảo cho rằng: “XHHGD gắn liền với dân chủ hóa giáo dục. Chỉ có thể thực hiện XHHGD khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi học, học được và được phát triển tài năng”.

XHHGD góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để GD phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Có thể khẳng định, đời sống KT-XH quy định trình độ phát triển của GD, ngược lại GD có nhiệm vụ nâng cao nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Mục tiêu của GD xuất phát từ mục tiêu KT-XH, kế hoạch phát triển GD nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH. Do đó, giáo dục muốn phát huy được sức mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH thì GD phải bám sát mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ tăng trưởng KT-XH của địa phương để xây dựng và thực hiện nhiệm vụ GD và phải được phản ánh bằng con người được đào tạo. XHHGD là yếu tố, là giải pháp để nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

Hoạt động XHHGD không chỉ có vai trò thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển mà còn có vai trò tích cực trong việc hình thành nhân cách con người. Thực hiện tốt hoạt động XHHGD tức là đã huy động được toàn xã hội làm giáo dục, điều đó giúp cho mọi người có đủ năng lực, phẩm chất để tham gia vào các hoạt động xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)