Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 93)

XHHGD

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động XHHGD của các trường tiểu học bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng các yếu tố tác động đến công tác này, người nghiên cứu tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng dựa trên đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên. Bảng 2.15 dưới đây là kết quả khảo sát các nội dung ảnh hưởng.

2.5.1. Các yếu tố khách quan

Bảng 2.15 dưới đây là kết quả khảo sát các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động XHHGD.

Bảng 2.15. Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí

Stt Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Chủ trương, đường lối của nhà nước về XHHGD 3.40 0.639 7 2 Các văn bản pháp quy quy định, hướng dẫn công tác

XHHGD 3.33 0.692 8

3 Sự quan tâm của chính quyền địa phương 3.48 0.655 6 4 Sự tham gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể 3.67 0.569 3 5 Sự tham gia của các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở SX 3.67 0.616 3 6 Sự hưởng ứng của các cá nhân, mạnh thường quân. 3.75 0.568 1 7 Điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa của địa phương. 3.71 0.544 2 8 Sự ủng hộ của hội phụ huynh học sinh 3.51 0.554 5

Trung bình chung 3.56

Đánh giá Rất ảnh hưởng

Kết quả bảng 2.15 cho thấy điểm trung bình khảo sát rất cao, chứng tỏ các nội dung được hỏi có ảnh hưởng lớn đến công tác điều hành chỉ đạo của cán bộ quản lí đối với hoạt động XHHGD. Nội dung có điểm đánh giá cao nhất là Sự hưởng ứng của các cá nhân, mạnh thường quân, trung bình 3.75 xếp hạng 1 tương đương mức nhận định rất ảnh hưởng. Tiếp đến Điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa của địa phương, cũng được ghi nhận rất ảnh hưởng trung bình 3.71. Nội dung Sự tham gia của các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở SX, trung bình 3.67. Các nội dung trên là những yếu tố khách quan nhưng liên quan trực tiếp đến đối tượng của công tác XHHGD. Trong quá trình thực hiện nhà quản lí cần đánh giá đúng tình hình về điều kiện kinh tế địa phương, sự tham gia hưởng ứng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để có các hình thức vận động phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác XHHGD.

Những nội dung có điểm đánh giá thấp gồm; Sự quan tâm của chính quyền địa phương, trung bình 3.48 xếp hạng 6. Chủ trương, đường lối của nhà nước về XHHGD, trung bình 3.40 xếp hạng 7 và nội dung Các văn bản pháp quy quy định, hướng dẫn công tác XHHGD, trung bình 3.33. Mã số phỏng vấn CBQL cho biết thêm về nội dung này như sau “Hiện nay khó nhất là văn bản mang tính pháp quy, hướng dẫn chi tiết hoạt động XHHGD chưa hoàn thiện. Các trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệp và sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để thực hiện. Nhiều lúc gặp khó khăn như nguồn tài trợ lớn như đất đai, bất động sản, vượt quá khả năng xử lí của trường”. Ý kiến trên hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng hiện nay. Các cơ chế về chính sách đối với hoạt động XHHGD chưa được hoàn thiện. Chế độ chính sách cho bộ phận thực hiện nội dung này còn chung chung, gây không ít lúng túng cho các trường khi triển khai thực hiện.

Căn cứ vào kết quả khảo sát các yếu tố khách quan tác động đến công tác quản lí hoạt động XHHGD của bảng 2.15 người nghiên cứu nhận thấy; Cần bổ sung các văn bản pháp quy, tạo điều kiện cho các trường định hướng tốt hơn hoạt động XHHGD. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra và đánh giá công tác XHHGD tại các trường.

Điểm trung bình chung 3.56 tương đương mức đánh giá rất ảnh hưởng. Chỉ số kiểm nghiệm độ tin cậy của thang đo 0.771 cho thấy kết quả khảo sát của bảng 2.15 hoàn toàn có thể sử dụng được.

2.5.2. Các yếu tố chủ quan

Bảng 2.16 dưới đây là kết quả khảo sát các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí các hoạt động XHHGD.

Bảng 2.16. Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí

Stt Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Sự quan tâm của lãnh đạo ngành giáo dục 3.43 0.626 4 2 Sự quan tâm của BGH, Hội đồng trường 3.31 0.770 6 3 XD kế hoạch XHHGD phù hợp với tình hình thực tế 3.47 0.583 3 4 Năng lực điều hành của BGH, Hội đồng trường 3.42 0.606 5 5 Sự tham gia tích cực của các tổ chức cá nhân 3.51 0.713 2 6 Năng lực thực hiện của các cá nhân khi tham gia KH

XHHGD 3.61 0.624 1

Trung bình chung 3.46

Đánh giá Rất ảnh hưởng

Độ tin cậy của thang đo 0.864

Nội dung được đánh giá cao nhất về mức độ ảnh hưởng là Năng lực thực hiện của các cá nhân khi tham gia KH XHHGD, trung bình 3.61 xếp hạng 1 mức đánh giá

rất ảnh hưởng. Ngoài ra Sự tham gia tích cực của các tổ chức cá nhân, cũng được ghi nhận rất ảnh hưởng trung bình 3.61 xếp hạng 2. Công tác XD kế hoạch XHHGD phù hợp với tình hình thực tế, trung bình 3.47 xếp hạng 3. Căn cứ các nhận định trên người nghiên cứu cho rẳng để nhà quản lí thực hiện tốt chức năng của mình thì ngoài năng lực điều hành thì công tác kiểm soát toàn bộ quá trình hoạt động diễn ra có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động. Ghi nhận các yếu tố trên cho thấy việc lựa chọn những thành viên vào bộ phận chuyên trách XHHGD có ý nghĩa rất quan trọng.

Vì đây là hoạt động mang tính kiêm nhiệm nên các chế độ ưu đãi không có, chính vì thế cần phải lựa chọn những người thực sự có tâm huyết với công tác này và có mong muốn phát triển giáo dục của trường.

Các nội dung có điểm trung bình đánh giá thấp gồm; Sự quan tâm của lãnh đạo ngành giáo dục, trung bình 3.43 xếp hạng 4. Năng lực điều hành của BGH, Hội đồng trường, trung bình 3.42 xếp hạng 5. Sự quan tâm của BGH, Hội đồng trường, trung bình 3.31 xếp hạng 6. Mặc dù có điểm trung bình tập trung ở cuối bảng nhưng điểm số đánh giá đều thuộc khung đánh giá rất ảnh hưởng.

Điểm trung bình chung 3.46 tương đương mức đánh giá rất ảnh hưởng. Chỉ số kiểm nghiệm độ tin cậy của thang đo 0.846 cho thấy kết quả khảo sát của bảng 2.16 hoàn toàn có thể sử dụng được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)