Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

2.3. Thực trạng hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học

2.3.4. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ

đoàn thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với hoạt động XHHGD

Các cấp thuộc chính quyền địa phương đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện công tác XHHGD của các trường. Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác XHHGD người nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên đối tượng là phụ huynh. Bảng 2.5 dưới đây thể hiện kết quả của khảo sát.

Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức và tổ chức hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân về hoạt động XHHGD

Stt Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác XHHGD 2.28 0.448 8 2 XHH giáo dục là nhằm đem đến lợi ích cho HS 2.28 0.453 7 3 XHHGD nhằm đẩy mạnh đổi mới giáo dục 2.37 0.484 4 4 Tuyên truyền chủ trưởng của Đảng và Nhà nước về

XHHGD 2.35 0.479 5

5 Phổ biến chính sách về XHHGD cho các tầng lớp

nhân dân 2.32 0.467 6

6 Vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tham gia 2.53 0.501 1 7 Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh tham

gia 2.48 0.501 2

8 Phân công các tổ chức đoàn thể hỗ trợ nhà trường 2.28 0.448 8

9

Chỉ đạo các cá nhân trong cấp ủy, các bộ phận chức năng trong bộ máy chính quyền tam gia cùng ngành giáo dục

2.39 0.490 3

Trung bình chung 2.36

Đánh giá Khá

Độ tin cậy của thang đo 0.894

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy, đa số các ý kiến được hỏi đều phản hồi ở mức khá về hoạt động của cấp Ủy Đảng chính quyền địa phương trong công tác XHHGD (các mức đánh giá xem ở bảng).

Phỏng vấn các nội dung người nghiên cứu ghi nhận ý kiến như sau; Mã số phỏng vấn CBQL05 cho rằng “Chính quyền địa phương trên địa bàn trường đã có những động thái tích cực trong việc hướng dẫn các thủ tục về công tác XHHGD. Nhưng

nhận thức về mục đích ý nghĩa của hoạt động này ở một số bộ phận chưa thực sự tốt, Nên nhiều khi gây không ít khó khăn cho nhà trường trong công tác hợp thức hóa các đóng góp của cá nhân và tổ chức”. Mã số phỏng vấn GV03 cho rằng “Các hoạt động tuyên truyền, kết nối giữa nhà các nhà hảo tâm, doanh nghiệp với bộ phận chuyên trách của nhà trường về công tác xã hội hóa hiện nay chưa phát huy được hiệu quả, mọi sự liên hệ chủ yếu xuất phát từ nhà trường. Chính quyền địa phương chủ yếu hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính”. Các kết quả phỏng vấn cho thấy để hoạt động XHHGD đạt được hiệu quả cao cần có sự thống nhất phối hợp hành động giữa chính quyền địa phương với nhà trường.

Điểm trung bình chung của bảng 2.5 là 2.36 tương đương mức đánh giá khá.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức và các hoạt động hiện nay của chính quyền địa phương đối với công tác XHHGD trên địa bàn Quận 3 về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trong công tác XHHGD. Tuy nhiên, để hoạt động này phát huy tốt hơn cần nâng cao nhận thức một số bộ phận trong bộ máy chính quyền, đồng thời điều chỉnh các hoạt động phù hợp với kế hoạch của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)