3.2. Nhóm các biện pháp nhằm năng cao hoạt động quản lý công tác
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động XHHGD của trường
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Nâng cao vai trò quản lí nhà nước của các cơ quan chức năng, đồng thời hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện của từng trường.
Đảm bảo thực hiện có hiệu quả các công đoạn của kế hoạch.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần phải kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD trên những nội dung sau:
- Kiểm tra công tác tuyên truyền về quan điểm mục tiêu, tầm quan trọng, lợi ích, nội dung cơ bản của hoạt động XHHGD của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, theo điều tra thực trạng cho thấy có đến 5,3 % ý kiến cho rằng Hiệu trưởng chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động. Tỷ lệ này tập trung các trường khu vực dân nhập cư, dân lao động nhiều.
- Kiểm tra việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động XHHGD của các đoàn thể, tổ chức, các thành viên trong nhà trường.
- Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn lực XHHGD của các tổ chức trong nhà trường.
- Kiểm tra việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các hoạt động XHHGD của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CNV, học sinh vai trò, vị trí của công tác kiểm tra, đánh giá đối với nhà trường TH thông qua các hình thức: nghe báo
cáo về công tác kiểm tra nội bộ; cử cán bộ quản lý, thanh tra viên đi bồi dưỡng, tập huấn; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm,… nhằm làm cho các lực lượng tham gia hoạt động XHHGD hiểu đúng và làm đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức các lớp học tập, tập huấn lồng ghép với nội dung các chương trình khác trong nhà trường, qua các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các văn bản pháp quy về công tác kiểm tra, thanh tra GD đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm tình hình và có tính khả thi. Hiệu trưởng cần tham mưu các tiêu chuẩn đánh giá rõ đối tượng, hình thức, thời gian địa điểm cụ thể.
- Để tăng cường trật tự kỷ cương, xây dựng củng cố nền nếp trong hoạt động quản lý cần tập trung vào các nội dung: Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, kế hoạch phát triển GD của ngành và địa phương; việc xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học; kiểm tra hồ sơ tổ; việc huy động các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng GD… Tóm lại, việc xây dựng kế hoạch cần xác định rõ đối tượng kiểm tra, hình thức kiểm tra, thời gian và địa điểm kiểm tra…
- Thông báo cho đối tượng được kiểm tra: Tùy vào việc kiểm tra định kỳ hay đột xuất để thông báo thời gian cho phù hợp. Quá trình kiểm tra có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Nghe báo cáo, kiểm tra sổ sách, hồ sơ, văn bản lưu trữ về hoạt động XHHGD. + Quan sát thực tế, định lượng các sản phẩm hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức.
+ Kiểm tra chất lượng thông qua kết quả hoạt động và quy trình đạt được. - So sánh kết quả đạt được với yêu cầu, tiêu chuẩn để kết luận. Chỉ ra các sai sót, phân tích các nguyên nhân, đi đến đánh giá chính thức.
Để thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá tốt, Hiệu trưởng trường TH cần đảm bảo các điều kiện:
+ Tiến hành kiểm tra theo các mục đích, nội dung của hoạt động XHHGD đã được nhà trường xây dựng và triển khai.
+ Kiểm tra theo các tiêu chuẩn đã được xây dựng, bàn bạc, thảo luận thống nhất. + Tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức: Đột xuất, thường xuyên, kiểm tra trong nhà trường hoặc phối hợp với các lực lượng xã hội.