3.2. Nhóm các biện pháp nhằm năng cao hoạt động quản lý công tác
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lí các điều kiện ảnh hưởng đến
tác XHHGD của trường
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Năng cao năng lực của hiệu trưởng về đánh giá tình hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác điều hành các hoạt động giáo dục.
Kiểm soát các hoạt động XHHGD phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng tham mưu UBND về việc tăng cường công tác triển khai chỉ đạo việc thực hiện hoạt động XHHGD ở địa phương; việc thu thập các thông tin phản ánh của quần chúng về các hoạt động XHHGD; kiểm tra đánh giá kịp thời để đề cao những việc làm tốt, những giải pháp hay, hạn chế những tiêu cực xảy ra, kịp thời uốn nắn, sửa chữa khi sai lầm, lệch hướng.
Để hoàn thiện cơ chế quản lý, Hiệu trưởng cần tiến hành rà soát lại các quy định, điều luật để đề xuất các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung; thực hiện tự chủ quản lý; đề xuất bổ sung các quy định về tự chủ thu- chi, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả; các quy định về bổ sung, sửa đổi quy định về học phí, thu các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng,… để làm hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng kinh phí tại các trường TH....
Hiệu trưởng tiến hành thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, nhân viên trường TH để đảm nhận tốt nhiệm vụ quản lý tài chính, thực hiện thu chi đúng nguyên tắc. Hiện nay, đội ngũ nhân viên kế toán, CBQL ở một số trường TH trên địa bàn Quận 3 còn nhiều lúng túng về nghiệp vụ chuyên môn dẫn đến những sai sót, vi phạm nguyên tắc thu chi làm giảm uy tín nhà trường và của
ngành giáo dục. Đây là vấn đề Hiệu trưởng cần quan tâm đưa vào kế hoạch để bồi dưỡng đội ngũ nâng cao nghiệp vụ quản lý tài chính.
Với chức năng quản lý của mình, Hiệu trưởng cần đề xuất HĐND và UBND các cấp kiện toàn bộ máy tham mưu; củng cố hội đồng giáo dục các cấp, đảm bảo hoạt động thực chất, chống bệnh hình thức, hoạt động chiếu lệ.
Hiệu trưởng cần tích cực tham mưu để UBND quận, thành phố phát huy vai trò quản lý Nhà nước của mình. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của cấp trên và tham mưu của các ngành chức năng, trước hết là của ngành giáo dục, UBND và HĐND ban hành hệ thống văn bản pháp quy như quy chế, quy định, các chính sách khuyến khích động viên các lực lượng xã hội tham gia hoạt động XHHGD nhà trường.
Hiệu trưởng cần phải nắm chắc nội dung, tinh thần các văn bản quy định về việc thu chi của ngành giáo dục và đào tạo. Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về tài chính liên quan XHHGD, Hiệu trưởng cần bàn bạc, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân liên quan trong nhà trường về những tồn tại, khó khăn khi triển khai ở cơ sở để tham mưu Sở GD&ĐT và các cấp quản lý nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh.
Thông tin, báo cáo các cấp quản lý về những ưu điểm, tồn tại của các chế độ chính sách XHHGD trong quá trình triển khai thực hiện ở trường, đồng thời đề xuất các giải pháp chấn chỉnh bổ sung kịp thời.