Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 44)

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Nhận thức của xã hội

Ngành giáo dục là cơ quan chuyên môn tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch XHHGD phù hợp với tình hình giáo dục của địa phương, thành lập Hội đồng giáo dục các cấp và tổ chức các hoạt động có hiệu quả (huy động các nguồn lựcxã hội, đa dạng hóa loại hình giáo dục để phát triển quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục,…) nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế- xã hộiở địa phương.

Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh, của cộng đồng về hoạt động XHHGD là rất quan trọng, góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bảo đảm điều kiện cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

1.5.1.2. Về chính trị - xã hội

Đảng và Nhà nước ta đang có những chủ trương, chính sách cụ thể về hoạt động XHHGD thông qua các chỉ thị, nghị quyết về hoạt động XHHGD; đồng thời có kế hoạch tổ chức triển khai, quán triệt trong nội bộ Đảng, trong các tổ chức chính trị… Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến mạnh

mẽ về nhận thức, là cơ sở để huy động các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Nhà nước đề ra các chính sách cụ thể nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi, tham gia học tập để nâng cao trình độ, từng bước tiến đến xây dựng một xã hội học tập; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; chú trọng đến việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp và phương thức đào tạo,… đặc biệt quan tâm đến việc quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn.

Với quan điểm GD là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân, thực hiện tốt hoạt động XHHGD trên cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, là động lực thúc đẩy giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu KT-XH của địa phương.

1.5.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa

Yếu tố kinh tế, đời sống ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và có tác động qua lại đối với giáo dục. Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi tạo nguồn lực đầu tư để giáo dục phát triển. Khi địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì sẽ hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu XHHGD.

Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến điều kiện để phát triển giáo dục. Đời sống văn hóa phong phú góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển. Môi trường xã hội có văn hóa là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách con người. Môi trường xã hội có văn hóa còn tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tham gia nghiên cứu, học tập; đồng thời tham gia vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.

1.5.1.4. Truyền thống hiếu học

Địa phương có truyền thống hiếu học tốt sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và cộng đồng. Những tấm gương của gia đình hiếu học, của dòng họ hiếu học sẽ tác động mạnh mẽ đến ý thức học tập con cháu, tạo niềm tin để học sinh phấn đấu và rèn luyện, học tập. Đây là điều kiện thuận lợi để dấy lên phong trào học tập trong cộng đồng, góp phần phát triển giáo dục ở địa phương.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Cán bộ quản lý với hoạt động XHHGD

Trong hoạt động XHHGD, ngành giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Cán bộ quản lý phải tham mưu kịp thời cho địa phương để xây dựng và thực hiện hoạt động XHHGD cho phù hợp và đạt hiệu quả. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý trước hết phải có những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, nội dung của hoạt động XHHGD để tham mưu và tổ chức các hoạt động XHHGD trong nhà trường. Người cán bộ quản lý phát huy tốt vai trò của mình trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức tốt các hoạt động XHHGD của nhà trường, sẽ nhanh chóng góp phần phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục. Ngược lại, khi cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động XHHGD, công tác tham mưu cho chính quyền địa phương hạn chế thì những nơi đó, hoạt động XHHGD sẽ khó khăn, chậm chạp, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo.

Nhận thức của cán bộ quản lý được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động XHHGD, thành lập các tổ chức, phân công trách nhiệm các thành viên, tổ chức hoạt động, kiểm tra đôn đốc,…Nếu năng lực của cán bộ quản lý tốt, các hoạt động XHHGD trên sẽ lan tỏa đến thầy cô giáo, nhân viên, học sinh đến xã hội. Khi đó, hoạt động XHHGD của nhà trường sẽ được xã hội đồng thuận cao, hiệu quả hoạt động của XHHGD đem lại không nhỏ.

1.5.2.2. Giáo viên, nhân viên đối với hoạt động XHHGD

Giáo viên, nhân viên là những thành viên tích cực trực tiếp tham gia các hoạt động của hoạt động XHHGD. Họ là cầu nối giữa nhà trường với hội cha mẹ học sinh, giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội. Thông qua hoạt động chủ nhiệm lớp, hoạt động dạy học, mối gắn kết của giáo viên và hội cha mẹ phụ huynh ngày càng chặt chẽ hơn trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy, để hoạt động XHHGD có hiệu quả cao, không ngừng nâng cao nhận thức về XHHGD cho giáo viên, nhân viên là việc làm thường xuyên. Nếu tập thể giáo viên, nhân viên có nhận thức tốt, tham gia, đóng góp bằng sức lực và trí tuệ một cách tích cực vào các hoạt động XHHGD của nhà trường thì kết quả đạt được sẽ rất cao. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên động viên, đánh giá khen thưởng kịp thời để hoạt động XHHGD được duy trì thường xuyên và có kết quả tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động XHHGD tại các trường TH chúng tôi nhận thấy rằng, XHHGD là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện xã hội phát triển. Để đạt được mục tiêu của nó phải có sự quản lý của chủ thể quản lý. Nghĩa là phải có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường trên địa bàn dân cư.

Thủ trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của đơn vị. Là người thực hiện các chủ trương về mục tiêu, dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của đơn vị. Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của đơn vị. Xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị. Quản lý nguồn lực, nhân lực của đơn vị. Trong hoạt động XHHGD toàn bộ trách nhiệm đặt trên vai thủ trưởng, là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động quản lý của đơn vị. Muốn đạt được những yêu cầu đề ra, thủ trưởng phải có năng lực quản lý tốt các công việc, từ công tác chuyên môn đến nhân sự, tổ chức, tài chính … Chất lượng và hiệu quả giáo dục của các đơn vị là cái cơ bản nhất để tạo nên niềm tin của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể đối với và thủ trưởng. Có như vậy, người đứng đầu cơ quan mới thành công trong hoạt động XHHGD.

Tóm lại, XHHGD là xu hướng phát triển tất yếu phù hợp quá trình XHH, quốc tế hóa nền kinh tế, phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Thực hiện XHHGD đảm bảo cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội, đảm bảo huy động mọi nguồn lực của xã hội để giáo dục nói chung, giáo dục TH nói riêng phát triển đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo của quận tạo của quận

Quận 3 có 14 phường, 63 khu phố, 874 tổ dân phố. Quận 3 được xem là một quận nội thành nằm trong khu vực trung tâm của Thành phố, có địa giới hành chánh rất quan trọng, là nơi có nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chánh, cơ quan thông tấn, báo chí, cơ quan ngoại giao và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Quận 3 còn có vị trí quan trọng về thương mại, dịch vụ… là một địa bàn có đường giao thông đường bộ trọng yếu của Thành phố. Toàn quận có khoảng 45.250 hộ, 222.446 người, mật độ dân số 38.573 người/km2, là quận có mật độ dân số cao đứng hàng thứ 5 của Thành phố. Có 20 dân tộc sinh sống trên địa bàn, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 95.71%. Trong năm 2018, tổng số doanh nghiệp phát triển mới là 3.675 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 39,440.6 tỷ đồng, đồng thời có 421 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tổng số vốn giải thể là 5,669.37 tỷ đồng.

Tổng doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ đạt 227,591.4 tỷ đồng tăng 15,84% so cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế là 530,4 tỷ đồng, lũy kế 12 tháng đạt 6.121,7 tỷ đồng tăng 4,56% cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh thực hiện là 415,3 tỷ đồng lũy kế 12 tháng đạt 4,733.5 tỷ đồng tăng 3,38% cùng kỳ.

2.1.1. Giáo dục và Đào tạo Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 03 tháng 01 năm 2003 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 02/2003/QĐ-UB về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiếp tục chỉ đạo bằng công văn

số 1082/GDĐT-KHTC ngày 04 tháng 4 năm 2019 về báo cáo công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường học tại 24 quận, huyện. Ủy ban nhân dân Quận 3 đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2009 về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học trên địa bàn Quận 3 đến năm 2020.

Trên địa bàn mỗi phường có đều 1 đến 2 trường mầm non và trường tiểu học công lập (riêng Phường 12 chưa có trường tiểu học); mỗi phường có trường trung học cơ sở là Phường 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 14 (riêng trường trung học cơ sở chưa có tọa lạc tại các Phường 3, 9, 10,13).

Được sự đầu tư và quan tâm của các cấp đặc biệt là ngân sách dành cho giáo dục quận nhà cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Từ đó cơ sở vật chất trường lớp thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới và đảm bảo các điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu của học sinh trên địa bàn Quận 3.

Quận 3 có tất cả 121 cơ sở GD&ĐT, bao gồm: 20 trường mầm non công lập, 32 trường mầm non tư thục, 15 nhóm trẻ, 15 trường TH công lập, 02 trường TH tư thục, 02 trường giáo dục chuyên biệt, 11 trường THCS công lập, 03 trường THCS tư thục, 04 trường THPT, 01 Trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp, 01 Trung tâm Dạy nghề, 01 Trung tâm GD thường xuyên và 14 Trung tâm học tập cộng đồng tạo nên mạng lưới giáo dục rộng khắp. Đặc biệt, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiên tiến hội nhập đã được các cấp lãnh đạo đưa vào nghị quyết, kế hoạch hàng năm để chỉ đạo thực hiện. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 6 trường (06 mầm non, chưa có trường TH; THCS đạt chuẩn quốc gia) và đang thực hiện xây dựng đề án trường tiên tiến hiện đại (Trường Mầm non Hoa Mai Phường 7 và trường Tiểu học Trương Quyền Phường 13).

Về việc triển khai đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng GD& ĐT đã tham mưu cho UBND quận xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp GD&ĐT công lập.

Những kết quả đạt được và một số hạn chế, yếu kém

Những kết quả đạt được

Việc phân cấp trong QL đảm bảo tính khoa học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng để giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, đáp ứng kịp thời những yêu cầu của xã hội trong điều kiện nhà trường vẫn còn khó khăn về đầu tư và cơ chế hoạt động.

Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục triển khai thực hiện có kế hoạch và đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các đơn vị. Hiện đã có 14/17 trường tiểu học đã được Sở GD&ĐT công nhận đạt chuẩn cấp độ 1. Trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc và đúng tiến độ công tác kiểm định chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và hiệu suất đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đã được những kết quả nhất định như đã huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hầu hết các nội dung của XHHGD, công tác tham mưu thực sự có hiệu quả, sự phối kết hợp các ban ngành đoàn thể với nhiều hoạt động xã hội phong phú. Bên cạnh đó thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ- CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã tạo điều kiện phát triển mạnh các trường ngoài công lập là 0,111 tỷ đồng.

Một số hạn chế, yếu kém

Do số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường tăng hàng năm quá cao, đặc biệt là tăng cơ học nên vẫn còn một số ít trường chưa đảm bảo số học sinh/lớp theo qui định. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở các cấp học tuy có tăng so với năm học trước

nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như quá trình xây dựng mô hình trường chuẩn Quốc gia, trường tiên tiến hội nhập khu vực và thế giới.

Công tác tuyên truyền và thông tin quản lý GD về XHHGD vẫn còn hạn chế, bất cập. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Chưa có trường TH đạt chuẩn quốc gia; nhiều trường còn thiếu phòng chức năng, phòng hành chính.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)