3.2. Nhóm các biện pháp nhằm năng cao hoạt động quản lý công tác
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác điều hành của các cấp quản lí
hoạt động XHHGD
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các cơ quan chức năng về công tác XHHGD. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tổ chuyên trách khi triển khai kế hoạch công tác XHHGD.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD ở các trường TH đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần phải:
- Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp; tạo nhiều cơ hội để các cấp lãnh đạo đến thăm trường nhân các ngày lễ trong năm như: Ngày lễ khai giảng, tổng kết năm hoc,̣ 20/11…qua đó tranh thủ sư ̣quan tâm của các cấp lãnh đạo. Trong công tác tham mưu, cần phải kiên trì tranh thủ mọi lúc, mọi nơi sao cho phù hợp. Phải chuẩn bi ̣kỹ về nội dung để trình bày một cách có khoa học,̣ hê ̣thống, toàn diện trọng tâm vấn đề để không tham mưu vụn vặt. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận,̣ việc thực hiện xong phải báo cáo kết quả. Thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin về nhà trường giúp cho lãnh đạo địa phương hiểu rõ, nắm bắt được tình hình hoạt động GD của nhà trường, hiện trạng đội ngũ giáo viên, học sinh để chính quyền địa phương có những quyết định đúng đắn trong việc thực hiện hoạt động XHHGD. Công tác tham mưu của nhà trường phải trở thành ýĐảng, lòng dân, công tác ấy cần được thể hiện cu ̣thể trong các nghi ̣quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị để thực hiện.
- Làm tốt hoạt động XHHGD từ phụ huynh học sinh và cộng đồng. Hiệu trưởng cần nắm chắc phương châm “dựa vào dân”, cùng với giáo viên từng bước giải quyết từng việc,̣ nhằm đảm bảo những yêu cầu thiết yếu phục vu ̣cho nhiệm vu ̣giảng dạy. Trước hết Hiệu trưởng tìm cách thuyết phục làm cho giáo viên và phụ huynh học sinh cùng thông suốt, nhất trí với sư ̣cần thiết phải xây dựng cơ sở vật chất. Hiệu trưởng cũng cần thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên, phụ huynh học sinh suy nghi ̃đề ra những giải pháp tốt hơn.
- Tổ chức, hoàn thiện cơ chế điều hành để đảm bảo nguyên tắc nhất quán, đồng bộ từ chủ trương, thể chế đến cơ chế vận hành hoạt động XHHGD. Xây dựng cơ chế
phối hợp các lực lượng tham gia XHHGD, liên kết với các ngành chức năng để có sự tham gia xây dựng chính sách tổ chức, chỉ đạo điều hành chung nhằm quản lý hoạt động XHHGD đạt hiệu quả.
- Công tác tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào thi đua, các lễ hội… để nhân dân có điều kiện thể hiện sự quan tâm đối với giáo dục. Việc lập kế hoạch của Hiệu trưởng, thiết kế các hoạt động phong trào cần có sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia trực tiếp của cộng đồng. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức để tạo thành một phong trào quần chúng, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động XHHGD tại địa phương, như việc tổ chức “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; lễ trao học bổng học sinh nghèo hiếu học… nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của mọi lực lượng xã hội, đồng thời tổ chức vận động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí ủng hộ các hoạt động GD.
- Khi sử dụng các nguồn lực do các lực lượng xã hội và nhân dân đóng góp cần phải hết sức chặt chẽ, đúng mục đích, hiệu quả và minh bạch. Xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm. Tổ chức tuyên truyền, vận động rộng rãi, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực, sử dụng kinh phí sai mục đích, gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến niềm tin đối với nhà trường. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản, trọng yếu đối với nhà quản lý, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động GD.
- Để tổ chức thực hiện tốt hoạt động XHHGD, Hiệu trưởng cần linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt phải hiểu rõ thực trạng phát triển của địa phương, nhìn nhận được ưu điểm và những mặt còn hạn chế của nhà trường để huy động các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XHHGD.
- Để triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục, trong đó có kế hoạch XHHGD, nhà trường cần có thông tin rộng rãi nội dung kế hoạch đến tận các tổ chức, cá nhân trong đơn vị, trong phụ huynh học sinh và trong toàn địa phương để tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
- Hiện nay Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 100% trường TH kết nối mạng Internet, 100% trường đã xây dựng trang Web riêng, đây là một lợi thế để nhà trường thông tin rộng rãi các hoạt động giáo dục của mình đến toàn xã hội.
- Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch XHHGD của nhà trường để phân công bố trí, sắp xếp các bộ phận, các cá nhân một cách khoa học, hợp lý, phổ biến quy chế hoạt động, thống nhất cơ chế phối hợp giữa các ban, các tổ, các bộ phận, Hiệu trưởng cần phải năng động sáng tạo, linh hoạt trong việc phát hiện, tìm kiếm các tiềm năng, các đối tác trong việc thực hiện hoạt động XHHGD tại đơn vị.