Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 101)

3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lí hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận 3 dựa trên các nguyên tắc sau đây:

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động XHHGD tiểu học ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

lượng xã hội phát huy vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục làm cho hoạt động XHHGD đạt hiệu quả.

Nguyên tắc thống nhất, đồng bộ giúp cho quá trình thực hiện XHHGD trở nên thuận lợi, hiệu quả và huy động được toàn xã hội làm giáo dục, quan tâm hỗ trợ hết mức cho phát triển giáo dục

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp đề xuất cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; có khả năng triển khai, ứng dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động XHHGD ở địa phương.

Để phù hợp với thực tiễn, yêu cầu các biện pháp quản lí công tác XHHGD phải dựa trên điều kiện thực tế của từng trường như: cơ sở vật chất, kinh phí, tình hình đội ngũ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… Đây là những yếu tố giúp tăng tính khả thi, hiệu quả trong việc quản lí công tác XHHGD của người hiệu trưởng. Ngoài ra, các biện pháp quản lí công tác XHHGD của nhà trường phải phù hợp mục tiêu, nội dung, nguồn lực, trình độ dân trí của các địa bàn dân cư, vùng, miền, …

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Để đảm bảo hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động XHHGD, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư, bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục của quận; tiếp tục đa dạng hóa các loại hình giáo dục, tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng. Chú trọng XHHGD phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời giữ vững vai trò nòng cốt, tăng sức cạnh tranh của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để làm được điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường công lập cần phải tích cực thay đổi, đổi mới tư duy, phương pháp dạy học nhằm hướng tới sự hài lòng của phụ huynh, để phụ huynh thẩm định, đánh giá chất lượng giáo dục và yên tâm lựa chọn loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập của con em mình.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Phát huy sức mạnh của cá nhân đóng góp vào công tác giáo dục. Bên cạnh đó nêu cao vai trò của giáo viên; phát huy sức mạnh của phụ huynh học sinh vì phụ huynh là nhân tố tích cực tham gia vào hoạt động XHHGD và phải phát huy vai trò của các tổ chức xã hội đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt với chính quyền địa phương, tạo dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 101)