Biện pháp 2: Nâng cao vai trò của phòng giáo dục đối với công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 106)

3.2. Nhóm các biện pháp nhằm năng cao hoạt động quản lý công tác

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao vai trò của phòng giáo dục đối với công

các kế hoạch về XHHGD từng thời kỳ và từng năm học. Kinh nghiệm cho thấy, ở nơi nào nhà trường biết kết hợp, tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ của lực lượng cha mẹ học sinh, nơi đó có điều kiện thuận lợi để thực hiện các kế hoạch phát triển GD một cách hiệu quả, từ các lĩnh vực GD: Chất lượng dạy học các môn văn hóa, chất lượng GD đạo đức học sinh, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ về cơ sở cật chất, kinh phí và cả ý kiến đóng góp, đề xuất để phát triển nhà trường.

Muốn thực hiện tốt biện pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội về hoạt động XHHGD, Hiệu trưởng cần đáp ứng các điều kiện thực hiện như sau:

+ Hiệu trưởng những hạt nhân trong công tác tuyên truyền- một mặt phải vào cuộc, mặt khác cần tạo điều kiện về nhân lực, phương tiện và kinh phí cho hoạt động tuyên truyền vận động;

+ Đưa hoạt động XHHGD vào kế hoạch chung của đơn vị, cân đối kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động. Thành lập các ban, tổ, nhóm và phân công cụ thể người thực hiện, người phụ trách. Lựa chọn nội dung sinh động cho việc tuyên truyền dễ thu hút, dễ nhớ, dễ hiểu tạo được hiệu quả cao về nhận thức. Có phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện tốt để lôi kéo mọi người tham gia các hoạt động XHHGD;

+ Công tác tuyên truyền luôn đảm bảo thông tin hai chiều, từ trường học đến xã hội và ngược lại để xã hội nắm bắt hoạt động của nhà trường, từ đó nhà trường có thể tranh thủ được sự hỗ trợ từ các nguồn lực ngoài xã hội.

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao vai trò của phòng giáo dục đối với công tác XHHGD XHHGD

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao vai trò quản lí nhà nước của phòng giáo dục đối với các trường tiểu học, trong công tác XHHGD.

Hướng dẫn các trường có cơ chế khuyến khích động viên bộ phận tham gia công tác XHHGD.

Nắm bắt tiến độ thực hiện kế hoạch hóa giáo dục của các trường theo từng giai đoạn, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện công tác XHHGD.

Hướng dẫn, kiểm soát việc sử dụng các nguồn xã hội hóa vào các hoạt động giáo dục của nhà trường một các phù hợp.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ các trường về các thức thực hiện công tác XHHGD sao cho hiệu quả. Quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động XHHGD. Các trường đề nghị phòng giáo dục tham gia một số khâu của kế hoạch với tư cách là cơ quan tư vấn hỗ trợ. Căn cứ trên bản kế hoạch của từng trường, phòng giáo dục cử bộ phận tham gia.

Cập nhật các văn bản pháp quy, quy định về công tác XHH GH cho các trường. Đề nghị phòng giáo dục thường xuyên hỗ trợ hướng dẫn các trường tổ chức các hoạt động XHHGD và sử dụng nguồn tài sản có được thông qua vận động phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Cử bộ phận giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh kịp thời nhằm định hướng cho bộ phận chuyên trách tổ chức hoạt động đúng với các quy định và chủ trường XHHGD.

Kết nối các nhà hảo tâm, doanh nghiệp với các trường. Phòng giáo dục tổ chức các buổi giao lưu giữa các trường với các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lí cho việc kết nối giữa nhà trường với các tổ chức cá nhân trong công tác XHHGD. Thường xuyên quảng bá hình ảnh các trường trên các nền tảng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tiếp cận.

Có cơ chế khuyến khích các trường đạt thành tích trong công tác vận động XHHGD. Hàng năm phòng giáo dục tham gia tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác XHHGD với các trường. Đồng thời kiến nghị với UBND có cơ chế động viên, khuyến khích về vật chất cho những cá nhân đơn vị tham gia có hiệu quả hoạt động này. Đề nghị BGH các trường nghiên cứu giảm khối lượng công việc chuyên

môn cho các cá nhân tham gia bộ phận chuyên trách về XHHGD của trường. Phân công phù hợp nhiệm vụ cho các chuyên viên tham gia hỗ trợ bộ phận XHHGD.

Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện công tác XHHGD. Phòng giáo dục phối hợp với ban thanh tra nhân dân, hội phụ huynh của các trường lập kế hoạch kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch XHHGD. Đồng thời xem xét việc sử dụng các nguồn lực vào các hoạt động giáo dục của trường. Thông qua việc kiểm tra, kiến nghị cách thức điều phối, sử dụng tài sản phù hợp với các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 106)