1.3. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học
1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động XHHGD tại trường
1.3.4.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền chủ động của cơ sở giáo dục
Đảng ta có vai trò hết sức to lớn là lãnh đạo toàn diện trên cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, nghị quyết về phát triển KH-XH. Nhà nước thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật. Ngành GD và nhà trường là cơ quan chuyên môn, căn cứ vào những định hướng của Đảng, quy định Nhà nước về hoạt động GD nói chung và hoạt động XHHGD nói riêng, nhất là căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nhu cầu, phương án, kế hoạch phù hợp. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD để phát triển GD&ĐT một cách có hiệu quả, bền vững.
1.3.4.2. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân
XHHGD phải đảm bảo phát huy quyền làm chủ nhân dân trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Hoạt động XHHGD có thành công hay không trước hết phải thực hiện tốt việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc đảm bảo thông tin truyền thông, công khai hóa các hoạt động XHHGD là để người dân thể hiện vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Có như vậy thì người dân sẽ hiểu, tự giác và tích cực tham gia. Đây là nguyên tắc rất quan trọng cần phải thực hiện xuyên suốt nhằm đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển nền giáo dục tiên tiến.
1.3.4.3. Đảm bảo tính pháp chế
XHHGD về bản chất là một cuộc vận động toàn xã hội làm công tác GD nhưng phải được vận hành trong khuôn khổ pháp lý, tuân thủ pháp luật. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện hoạt động XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên các chủ thể hoạt động XHHGD cần phải được trang bị kiến thức pháp luật để đảm bảo cho sự đầu tư đúng mức, phù hợp đối với GD mà không ảnh hưởng đến pháp luật. Như vậy thì mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách XHHGD mới đạt hiệu
1.3.5. Nội dung hoạt động XHHGD tại trường tiểu học
1.3.5.1. Giáo dục hóa xã hội
Đây là nội dung cơ bản của XHHGD nhằm xây dựng một phong trào toàn xã hội học tập. Học tập là quyền lợi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Mọi người trong xã hội cần phải nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực làm việc, năng lực hợp tác và để tự khẳng định mình. Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra bốn trụ cột của việc học trong thời đại nền kinh tế tri thức là “ Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
Để thực hiện giáo dục hóa xã hội, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011).
1.3.5.2. Huy động cộng đồng tham gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường và đa dạng hóa các hình thức học tập, phát triển quy mô giáo dục
- Các chỉ tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường
Huy động cộng đồng tham gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển GD ở các trường TH gồm những nội dung sau:
+ Tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho mọi đối tượng học sinh trong địa bàn phường được đảm bảo quyền học tập của mình;
+ Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1;
+ Vận động học sinh bỏ học đến trường, duy trì và đảm bảo số lượng; + Vận động học sinh khuyết tật tham gia hòa nhập cộng đồng;
Thực hiện tốt công tác phổ cập, đảm bảo học sinh trong độ tuổi học hết TH (theo quy định).
Việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nêu trên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải có chủ trương, nghị quyết, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Phải phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách,
đồng thời huy động và tập hợp các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường.
Xây dựng nền kinh tế tri thức là xu thế phát triển của xã hội hiện nay nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Việc huy động các nguồn lực của xã hội nói chung đóng góp cho sự nghiệp GD là nội dung có tính toàn diện, trong đó huy động nguồn lực chất xám tham gia vào hoạt động XHHGD là rất quan trọng và cần thiết, cần phải được quan tâm chú trọng nhằm tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong xã hội đáp ứng quyền được hưởng thụ GD của mọi người.
- Đa dạng hóa các hình thức học tập, phát triển quy mô giáo dục
Việc đa dạng hóa các hình thức học tập thông qua hình thức nhà trường phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể đứng ra tổ chức các lớp học không chính quy nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các em được tham gia học tập theo khả năng, điều kiện, hoàn cảnh… nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hình thức phổ biến hiện nay như: các trung tâm học tập cộng đồng, lớp học tình thương… Các lực lượng xã hội cùng với nhà trường tham gia vào quá trình GD, đa dạng hóa các hình thức học tập góp phần làm cho mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời và đây cũng chính là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động XHHGD.
Như vậy, các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình GD bằng cách tổ chức các cơ sở GD ngoài công lập. XHHGD chính là xây dựng hệ thống GD mở, tạo cơ hội cho mọi người tham gia GD và GD cho mọi người thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào việc phát triển GD và làm giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập giáo dục TH, Trung học cơ sở, tiến tới phổ cập Trung học phổ thông thực hiện mục đích nâng cao dân trí, việc đa dạng hóa các loại hình học tập sẽ góp phần quan trọng phát triển quy mô GD.
1.3.5.3. Huy động cộng đồng đầu tư nguồn lực cho mục tiêu và đa dạng hóa các nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục; phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng xã hội; mở rộng khả năng đóng góp của mọi người cho GDTH; tổ chức các hoạt động, phong trào để tạo động lực trong việc huy động sự đóng góp của xã hội để sphát triển GDTH; phát huy truyền thống họ tộc, lễ hội và cá nhân; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDTH. Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú cho mục tiêu này, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả.
- Trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho quá trình xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cần phải tiến hành khai thác triệt để các nguồn đầu tư khác ở trong nước cũng như nước ngoài (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho sự phát triển giáo dục.
Ngoài các nguồn lực đã nêu, ngày nay người ta còn nói đến hai nguồn lực: Tâm lực và tin lực:
“Tâm lực” có thể hiểu là tấm lòng, là tâm huyết của nhân dân của cộng đồng, của cha mẹ học sinh mong muốn hiến kế cho sự phát triển nhà trường.
“Tin lực” là các thông tin về khoa học giáo dục mà các gia đình học sinh hoặc những người hiểu biết trong cộng đồng mang đến cho nhà trường.
Sự phát triển của thông tin ngày nay đa dạng và diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Các thầy cô giáo cần phải được cập nhật, tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả.
1.3.5.4. Vai trò của nhà trường đối với xã hội
Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động XHHGD có vai trò của nhà trường; tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là nhà trường cần phải thể hiện ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng, địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động và sáng tạo, vai trò trung tâm nòng cốt trong XHH công tác giáo dục. Trước hết,
nhà trường cần xây dựng cho mình thực sự trở thành một trung tâm văn hóa lành mạnh, đi đầu và đóng vai trò chủ đạo trong các phong trào giáo dục ở địa phương như: Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khuyến học, khuyến tài… là lực lượng nòng cốt trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Để tiến hành XHHGD cần phải tạo ra được một phong trào học tập sâu rộng trong địa bàn dân cư theo nhiều hình thức. Động viên, khuyến khích và khơi dậy tinh thần học tập của mọi người; thực hiện việc học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt hơn nhất là những người trong độ tuổi lao động. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền vận động nhân dân quan tâm chăm lo giáo dục thế hệ trẻ; tạo ra môi trường GD lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng trong việc tham gia XHHGD, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu GD đề ra cũng như phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường đối với cộng đồng xã hội ở địa phương.