1.3. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học
1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Giáo dục
loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Qua đó ta thấy các văn bản, Nghị định do Chính phủ đã ban hành luôn luôn đúng và phù hợp với tình hình thực tế. Quản lý hoạt động XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt hoạt động XHHGD phải có sự tham gia của nhân dân và của cả hệ thống chính trị từ cơ sở, tham gia hoạch định hoạt động XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng chiến lược; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD. Trong điều kiện đổi mới GD hiện nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong trường học.
1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Giáo dục và Đào tạo Đào tạo
Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Khoản b), Điều
8, Chương II của Thông tư liên tịch Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Vị trí, chức năng của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo là người đứng đầu Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và toàn bộ hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau: