- Uy tín cơ sở đào tạo
Uy tín cơ sở đào tạo là một loại thương hiệu được hình thành theo thời gian và nhờ đó tạo dựng lòng tin, sự công nhận từ người học, làm nền tảng xây dựng vị thế trên thị trường giáo dục, đào tạo. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng khi triển khai các hoạt động đào tạo, tăng mức độ tin tưởng với người học, thuận lợi cho công tác tuyển dụng nhân sự có năng lực và dễ chọn lựa đối tác phối hợp đào tạo cho mục tiêu phát triển quy mô đào tạo. Ngược lại, uy tín thấp hoặc không tạo được uy tín trong lĩnh vực phụ trách sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo của đơn vị. Vì lòng tin của người học (khách hàng) là yếu tố chính duy trì thương hiệu cơ sở đào tạo, cho nên đánh mất lòng tin khách hàng là đánh mất thương hiệu và tự đẩy cơ sở vào thế khó.
- Năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ quản lí “bằng cách thức và công cụ quản lí cụ thể tác động lên đối tượng bị quản lí” (Trần Kiểm, 2012), để hoạt động đào tạo cùng vận hành theo một hướng nhằm đạt mục tiêu chung. Vấn đề đặt ra là, hoat động đào tạo bao hàm các thành tố liên quan đến yếu tố con người, vì thế tác động quản lí hiệu quả phụ thuộc vào năng lực nhà quản lí. Năng lực quản lí nhằm thỏa mãn những giá trị vật chất và tinh thần là phương pháp tác động trực tiếp đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức, giảng viên và người lao động. Khi các mối quan hệ gặp nhau trên cùng nền tảng giá trị, hướng tới lợi ích thiết thực, lâu dài của đôi bên sẽ tạo sự gắn kết vô hình giữa cá nhân và tập thể. Vì vậy, việc phát huy hoặc hạn chế hiệu quả hoạt động đào tạo tùy vào năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí.
- Chính sách tài chính về học phí và hoạt động quảng cáo
Theo xu hướng hiện đại, các đơn vị đào tạo công lập hoặc ngoài công lập cần tổ chức, điều hành hoạt động bộ máy như một doanh nghiệp, phù hợp với cơ chế thị trường. Nghĩa là, mỗi đơn vị đào tạo tự chọn cho minh một chiến lược để tồn tại, khẳng định thương hiệu và phát triển dựa vào hiệu quả hoạt động đào tạo của chính đơn vị đó. Vì vậy, ngoài mục đích nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và đội ngũ người dạy, nhà quản lí cần một chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp và đạt
được mức độ hài lòng của họ về giá thành sản phẩm mà chất lượng vẫn đáng tin cậy.
Xây dựng chính sách về học phí và các hoạt động quảng cáo là một trong những tiêu chí hàng đầu thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ nói chung và giáo dục, đào tạo nói riêng. Quảng cáo để tiếp thị sản phẩm với thị trường và tiếp thị là nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo cách tốt nhất có thể. Đây chính là một trong những con đường giúp cơ sở đào tạo phát triển bền vững.
Kết luận Chương 1
Hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở đào tạo, bao gồm Trường đại học, Học viện và các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các ngành. Ở góc nhìn tổng quát, chương 1 chủ yếu đề cập đến các khái niệm như: đào tạo; hoạt động đào tạo; quản lí; quản lí hoạt động đào tạo và xác định hoạt động đào tạo là một chỉnh thể thống nhất được hình thành từ sáu thành tố: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, người dạy – người học, điều kiện môi trường đào tạo và kiểm tra – đánh giá. Vì vậy, nội dung quản lí hoạt động chính là: quản lí việc thực hiện mục tiêu đào tạo, quản lí việc thực hiện nội dung đào tạo, quản lí việc thực hiện phương thức đào tạo, quản lí người dạy – người học, quản lí điều kiệm môi trường đào tạo và quản lí việc thực hiện kiểm tra – đánh giá. Tác giả tiếp cận nội dung hoạt động đào tạo trong quá trình thực hiện nghiên cứu công tác quản lí. Tuy nhiên, quản lí nói chung hay quản lí hoạt động đào tạo nói riêng đều vận dụng bốn chức năng quản lí: lập kế hoạch – tổ chức – chỉ đạo – kiểm tra để thực hiện công tác quản lí.
Đặc biệt, quá trình thực hiện hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo luôn bị chi phối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Đòi hỏi đội ngũ quản lí phải đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức để nhận định đúng đắn các yếu tố trên và đưa ra các quyết định phù hợp với quy luật khách quan.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu sơ lược về Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Lịch sử hình thành
Trước năm 1975, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa được Tổ chức Y tế Thế giới tài trợ kinh phí xây dựng Viện Quốc gia Y tế công cộng và sau ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975) Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản. Đến năm 1977, Bộ Y tế Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 278-BYT/QĐ kí ngày 9/3/1977 thành lập Viện Vệ sinh Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện Quốc gia Y tế công cộng. Bộ Y tế tiếp tục ký kết với Tổ chức Y tế Thế giới cùng đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục còn thiếu như khu xét nghiệm, kí túc xá và chính thức khánh thành Viên vào ngày 24/4/1985. Viện có hai cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở một tại số 159, Hưng Phú, Phường 8, Quận 8; cơ sở hai tại số 104, Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Quận Phú Nhuận.
Trong 50 năm hình thành và phát triển (1969 - 2019), Viện được thay đổi các tên gọi như sau:
- Viện Quốc gia Y tế công cộng: từ 1969 đến 1975 - Viện Y tế công cộng: từ 1975 đến 1976
- Viện Vệ sinh và Sốt rét Thành phố Hồ Chí Minh: từ 1976 đến 1977 - Viện Vệ sinh Thành phố Hồ Chí Minh: 1977 đến 1988
- Viện Vệ sinh – Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh: từ 2002 đến 2014 - Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh: từ 2014 đến nay
Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lí Nhà nước của Bộ Y tế về lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành y tế. Ngoài ra, Viện chịu sự quản lí của Bộ Khoa học và Công nghệ về lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quản lí hành chính của Uỷ ban nhân dân Quận 8.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự
Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính và các mối quan hệ công tác của Viện
theo Quyết định số 2963/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.
Về cơ cấu tổ chức, Viện có:
- Ban Lãnh đạo: Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng; - Hội đồng Khoa học công nghệ;
- Các phòng nghiệp vụ chức năng: 9; - Các khoa chuyên môn: 8;
- Các trung tâm: 5.
Tới thời điểm hiện tại, Viện có 229 biên chế, Trong đó, có 153 nữ, chiếm 66,8% và 76 nam, chiếm 33,2%; có 5 phó giáo sư/tiến sĩ (chiếm 2,18%); 2 chuyên khoa 2 (chiếm 0,87%); 8 chuyên khoa 1 (chiếm 3,49%); 72 thạc sĩ (chiếm 31,4% ); 118 đại học (chiếm 51,5%); 5 cao đẳng (chiếm 2,18%); 19 trung cấp (chiếm 8,29%).
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là một trong những chức năng, nhiệm vụ do Viện phụ trách, đội ngũ nhân sự phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, kể cả nhiệm vụ giảng dạy. Mô hình tổ chức Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh trình bày theo hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
Viện thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực ngành y tế và theo nhu cầu xã hội; tham gia hoạt động quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm; tổ chức cung cấp dịch vụ và dịch vụ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực y tế công cộng trong khu vực được phân công phụ trách.
Một là, nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực y tế công cộng, sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân; nghiên cứu việc thực thi các chính sách y tế; khả năng tiếp cận chất lượng, hiệu quả cung ứng các dịch vụ y tế và kinh tế y tế; nghiên cứu tổ chức quản lí hệ thống y tế và quản lí sử dụng nhân lực y tế.
Hai là, đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế công cộng và y tế dự phòng cho nhân lực ngành y tế theo chỉ tiêu của Bộ Y tế và tổ chức, cá nhân có yêu cầu; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế theo quy định của pháp luật; phối hợp với Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo nhận lực y tế thực hiện công tác đào tạo nhân lực y tế và là cơ sở đào tạo thực hành cho sinh viên, học viên chuyên ngành y tế, y tế dự phòng.
Ba là, thực hiện chức năng chỉ đạo tuyến về chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới về lĩnh vực y tế công cộng; tư vấn hỗ trợ chuyên môn, kĩ thuật thuộc lĩnh vực y tế công cộng; tổ chức, triển khai, giám sát, đánh giá các hoạt động y tế công cộng, các chương trình, dự án y tế công cộng, sức khỏe cộng đồng và các chương trình khác do Bộ Y tế phân công; đánh giá, thẩm định năng lực chuyên môn, kĩ thuật lĩnh vực y tế công cộng đối với các đơn vị y tế thuộc Viện phụ trách; tham gia phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh tại khu vực được phân công.
Bốn là, truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, sức khỏe nghề nghiệp, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, phòng chống các bệnh mạn tính không lây, tai nạn thương tích, biến đổi khí hậu phù hợp với từng khu vực, từng dân tộc trong khu vực phụ trách.
Năm là, hợp tác với các tổ chức quốc tế, tăng cường mối quan hệ trong lĩnh vực chuyên môn, kĩ thuật y tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng; liên kết với các tổ chức quốc tế thực hiện dự án theo quy định của nhà nước với sự đồng ý của Bộ Y tế; nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện, cử cán bộ, viên chức học tập, nghiên cứu ở nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế; tổ chức hội nghị, hội thảo thuộc phạm vi quản lí của Viện.
Viện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của Viện.
2.1.4. Cơ sở vật chất
Viện có hai cơ sở với tổng diện tích là 15.000m2, 898 phòng gồm: văn phòng, phòng học, phòng máy tính, phòng thí nghiệm, 01 hội trường với 240 chỗ ngồi, 01 thư viện, khu nhà nghỉ cho sinh viên và học viên, sân chơi thể thao và nhà xe. Hiện tại, Viện sử dụng 13 phòng học tại cơ sở một với tổng diện tích là 1.600m2, được
trang bị đầy đủ âm thanh, ánh sáng, máy chiếu và màn chiếu, một số phòng có màn hình tương tác. Thư viện có tổng diện tích là 300m2, trong đó diện tích phòng đọc là 50m2 và sức chứa 60 chỗ ngồi.
Hệ thống phòng thí nghiệm đang vận hành theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (International Organization for Standardization/International Electrotechnical), được công nhận từ năm 2006 với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống này được các chuyên gia Canada thuộc tổ chức FAPQDC (The Food and Agriculture Products Quality Development and Control Project) đánh giá định kì hằng năm. Hệ thống phòng thí nghiệm gồm 8 Labo xét nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại như: AAS (phương pháp phổ hấp thu nguyên tử), GC/MS (kĩ thuật sắc ký khí khối phổ), GC/MS/MS (phương pháp sắc kí khí ghép đầu dò khối phổ, LC/MS/MS (phương pháp sắc kí lỏng ghép đầu dò khối phổ), quang phổ hồng ngoại, HPLC (phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao) và thực hiện xét nghiệm về lí hóa cơ bản, vi sinh, độc chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, kim loại nặng, vitamin, không khí và nước.
2.2. Tổ chức khảo sát quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội và được tổ chức tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện khảo sát, tác giả xây dựng bảng hỏi dành cho hai nhóm đối tượng, nhóm một gồm cán bộ quản lí, chuyên viên và giảng viên, nhóm hai là học viên tham gia các khóa học trong thời gian từ 24/4/2019 đến 30/7/2019. Tổng số phiếu tiến hành khảo sát là 224, với 74 phiếu cho nhóm một và 150 phiếu cho nhóm hai. Phiếu khảo sát nhóm hai gồm các khóa: quản lí bệnh viện; quản lí chất lượng bệnh viện; quan trắc môi trường lao động; xét nghiệm; an toàn, vệ sinh lao động và khác. Quá trình khảo sát được tiến hành tại cơ sở một, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ số 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin nhóm đối tượng khảo sát được trình bày theo bảng 2.1. và bảng 2.2. dưới đây:
Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát
Đối tượng Giới tính Tổng
Nam Nữ Cán bộ quản lí N 11 13 24 % 45,8 54,2 100 Giảng viên/chuyên viên N 20 30 50 % 40 60 100 Học viên N 61 89 150 % 41 59 100
Bảng 2.2 Thống kê học viên tham gia khảo sát theo khóa đào tạo
Tên khóa học Tần số trăm hợp lệ Tỉ lệ phần
Quản lí bệnh viện 33 22,0
Quản lí chất lượng bệnh viện 25 19,7
Quan trắc môi trường lao động 27 18,0
Xét nghiệm 26 17,3
An toàn, vệ sinh lao động 17 11,3
Khác 22 14,7
Tổng cộng 150 100,0
2.2.2. Mục tiêu khảo sát nghiên cứu
Khảo sát nghiên cứu nhằm xác định các yêu tố tác động đến công tác quản lí hoạt động đào tạo của Viện một cách khách quan trên các thành tố:
- Quản lí mục tiêu đào tạo; - Quản lí nội dung đào tạo; - Quản lí phương thức đào tạo; - Quản lí người dạy – người học; - Quản lí điều kiện môi trường đào tạo; - Quản lí kiểm tra, đánh giá.
2.2.3. Nội dung khảo sát nghiên cứu
Nội dung khảo sát nghiên cứu dành cho đội ngũ nhân sự tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh gồm hai phần (mẫu 1), phần một có 06 câu hỏi đề cập đến các thành tố cấu thành hoạt động đào tạo và việc đáp ứng nhu cầu người học như: nội dung chương trình đào tạo có hợp lí với chuyên môn và phát triển nghề nghiệp cho người học; tính hợp lí về hình thức tổ chức và thời gian tổ chức,