pháp trong phương thức đào tạo hai quý 1 lần, lập danh sách GV tham gia đào tạo được cấp chứng chỉ một năm 1 lần. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ khoa/phòng 6 tháng một lần do QL khoa/phòng phụ trách. Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đề kiểm tra kết quả HV một năm 1 lần. Ngoài ra, Viện cử GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước. Cập nhật thường xuyên các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng lồng ghép trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Năm là, xây dựng mối liên hệ với các trường đại học trong và ngoài nước, các bộ ngành và các cơ sở khám chữa bệnh để GV có môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời hợp tác hoạt động đào tạo và mời đội ngũ thỉnh giảng đáp ứng tiêu chí, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn cao.
Sáu là, căn cứ quy chế hoạt động đào tạo và thông tin lượng giá cuối khóa của HV, tiến hành các bước kiểm tra, đánh giá GV. Đây là khâu rất quan trọng cho công tác cán bộ. Mức đánh giá chính xác, công khai, minh bạch, công bằng tạo giá trị tinh thần rất lớn. Vì thế, chế độ khen thưởng mới tạo động lực làm việc cho tập thể đội ngũ nhân sự, tác động đến tinh thần cống hiến cao cho sự nghiệp phát triển chung tại Viện.
3.3.4. Biện pháp 4: Hoàn thiện quy trình chiêu sinh và tổ chức thực hiện khóa học học
a. Mục đích của biện pháp
Hoàn thiện quy trình chiêu sinh và tổ chức thực hiện khóa học nhằm tăng cường tính kết nối giữa Viện với HV, giữa TTĐTBD và các khoa/phòng chuyên
môn với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo. Nghĩa là, HV tham gia đào tạo sẽ nhận được đúng sản phẩm mà họ yêu cầu, đáp ứng công việc đang phụ trách theo vị trí tuyển dụng. Quy trình hướng tới việc hỗ trợ học viên đạt được mục tiêu học tập và là kênh thông tin làm thay đổi hoặc giữ nguyên cách vận hành các thành tố hoạt động đào tạo từ mục tiêu, nội dung, phương thức, GV-HV, điều kiện môi trường đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện
Nội dung:
- Xây dựng kênh kết nối thông tin HV, tư vấn, hỗ trợ HV trong thời gian đào tạo và sau khi hoàn thành khóa học, xác định nội dung chương trình đào tạo có đáp ứng trình độ chuyên môn HV và nhà tuyển dụng với công việc đang phụ trách.
- Xác định chiêu sinh đối tượng học viên phù hợp với chương trình đào tạo, hình thức đạo tào, xác định quy mô chiêu sinh để chủ động kế hoạch chiêu sinh và tổ chức thực hiện từ khâu đầu vào đến kết quả đầu ra.
- Xây dựng dịch vụ khác biệt với mức chi phí đào tạo và dịch vụ đi kèm hợp lí và chú trọng đến hoạt động quảng bá.
- Học viên chính là khách hàng hiện tại và là khách hàng tiềm năng trong tương lai, chủ động hoàn thiện kết nối giảng viên và học viên trên lớp, ngoài giờ trên lớp, hỗ trợ học viên hoàn thành nhiệm vụ học tập là cách đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tổ chức thực hiện
Một là, TTĐTBD lập kế hoạch thành lập bộ phận kết nối thông tin với học viên, gồm xác định nhiệm vụ cụ thể của bộ phận thực hiện, nội dung hoạt động đào tạo cần quảng bá, thông tin điều tra nhu cầu đào tạo và các tiêu chí hỗ trợ, tư vấn HV. Trong kế hoạch phải ghi rõ người chịu trách nhiệm chính và số lượng thành viên tham gia. TTĐTBD trình kế hoạch để Ban Lãnh đạo thông qua, ra quyết định thành lập và tổ chức thực hiện.
Hai là, bộ phận kết nối thông tin học viên lập kế hoạch đánh giá nhu cầu đào tạo với học viên cũ, học viên đang tham gia đào tạo và các doanh nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh trong khu vực và tuyến dưới, thống kế nhu cầu đào tạo.
Ba là, TTĐTBD xây dựng chi phí đào tạo và dịch vụ đính kèm cho từng loại hình và nội dung chương trình đào tạo, trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
Bốn là, xây dựng bổ sung tiêu chí đối tượng đào tạo và thành lập hội đồng thông qua. Hoàn thiện kế hoạch chiêu sinh và tổ chức chiêu sinh theo định kì.
Năm là, TTĐTBD lấy ý kiến khoa/phòng chuyên môn về công tác kết nối, hỗ trợ học viên, xây dựng kênh trao đổi thông tin giữa học viên và các bộ phận liên quan. TTĐTBD hoàn thiện quy trình hỗ trợ học viên và thông qua Ban lãnh đạo phê duyệt, ban hành quy trình thực hiện.