Thực trạng về phương thức đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Xác định phương thức đào tạo cần đa dạng và phù hợp với nội dung CTĐT để phát huy hiệu quả hoạt động dạy – học, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị một số phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ, khuyến thích đội ngũ GV chủ động xây dựng phương thức đào tạo phù hợp với nội dung CTĐT, ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp dạy – học trong điều kiện cho phép. Và sau khi tiến hành khảo sát thực trạng về phương thức đào tạo, tác giả thu được các chỉ số trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Số liệu đánh giá việc thực hiện phương thức đào tạo

TT Phương thức đào tạo CBQL GV/CV Sig HV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

I Hình thức tổ chức dạy

học 3,91 3,92 4,62

1 Giảng viên (GV) dạy tập trung trên lớp. 4,21 0,59 4,08 0,53 0,18 4,78 0,43

2 Thảo luận nhóm theo từng chuyên đề. 3,96 0,62 3,88 0,56 0,91 4,58 0,56

3 GV hướng dẫn học viên thực hành, thực tập trên lớp (hoặc tại phòng xét nghiệm). 4,29 0,62 4,20 0,57 0,32 4,63 0,59 4 GV định hướng, học viên tự hoàn thành bài tập theo thời gian quy định.

3,92 0,65 3,94 0,51 0,14 4,65 0,53

5 Học viên tự học, tự nghiên

cứu ngoài giờ lên lớp. 3,17 0,76 3,48 0,65 0,91 4,46 0,66

II Phương pháp dạy học

1

GV chủ động kết hợp phương pháp giảng phù hợp với nội dung của từng khóa đào tạo.

4,08 0,72 4,02 0,55 0,06 4,71 0,48 2 Đánh giá phương pháp dạy học của GV 3,95 3,87 4,62 2.1 GV áp dụng phương pháp thuyết trình. 4,25 0,68 3,98 0,62 0,13 4,64 0,55 2.2 GV áp dụng phương pháp dạy học quan sát sự vật, hiện tượng. 3,79 0,72 3,82 0,66 0,67 4,60 0,58 2.3 GV áp dụng phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ và giải quyết vấn đề.

3,96 0,62 3,88 0,52 0,65 4,62 0,53

TT Phương thức đào tạo CBQL GV/CV Sig HV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

luyện tập tình huống, ôn tập.

3 Phương tiện dạy học 4,23 4,24 4,65

3.1

Nhóm phương tiện tương tác và thực hành (các thiết bị dạy xét nghiệm, đo kiểm môi trường và mẫu vật thực).

4,29 0,62 4,32 0,62 0,86 4,60 0,60

3.2

Ứng dụng công nghệ thông tin vào nhóm tượng hình như sơ đồ, lược đồ, tài liệu và hình ảnh minh họa.

4,08 0,83 4,04 0,60 0,01 4,64 0,57

3.3

Nhóm kĩ thuật dạy học như máy tính, máy chiếu, bảng từ, bảng viết, giấy A0 và bút lông.

4,33 0,64 4,36 0,63 0,91 4,72 0,54

Về hình thức tổ chức có 5 nội dung được khảo sát với ĐTB chung của CBQL=3,91 và GV=3,92. Nội dung “GV dạy tập trung trên lớp.”, CBQL đánh giá mức “tốt” với ĐTB=4,21, ĐLC=0,59, GV đánh giá mức “khá” với ĐTB=4,08, ĐLC=0,53; nội dung “Thảo luận nhóm theo từng chuyên đề.”, CBQL đánh giá mức

“khá” (ĐTB=3,69, ĐLC=0,62) và GV cũng đánh giá mức “khá” (ĐTB=3,88, ĐLC=0,56; nội dung “GV hướng dẫn học viên thực hành, thực tập trên lớp (hoặc tại phòng xét nghiệm).”, CBQL đánh giá mức “tốt” (ĐTB=4,29, ĐLC=0,62) và GV đánh giá mức “khá” (ĐTB=4,20, ĐLC=0,57); nội dung “GV định hướng, học viên tự hoàn thành bài tập theo thời gian quy định.” được CBQL (ĐTB=3,92, ĐLC=0,68) và GV (ĐTB=3,94, ĐLC=0,5) cùng đánh giá ở mức “khá”; nội dung

“Học viên tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp.”, CBQL đánh giá mức “trung bình” (ĐTB=3,17, ĐLC=0,76) và GV đánh giá mức “khá” (ĐTB=3,48, ĐLC=0,65). Như vậy, có 1 nội dung được CBQL đánh giá ở mức “trung bình”, các câu trả lời đều có độ phân tán cao. Thực hiện kiểm định Independent Samples T- Test giúp tác giả so sánh sự khác biệt trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng tham gia khảo sát và tất cả kết quả tìm được có giá trị Sig>0,05, nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kề về trị trung bình giữa CBQL và GV.

Về phương pháp dạy học, các nội dung khảo sát có mức đánh giá khác nhau như: “GV chủ động kết hợp phương pháp giảng phù hợp với nội dung của từng khóa đào tạo.”, ĐTB của CBQL=4,08, ĐLC=0,72 và ĐTB của GV=4,02, ĐLC=0,55 đều ở mức đánh giá “khá”. Đánh giá phương pháp dạy học của GV, tác giả đưa ra 4 nội dung khảo sát, lần lượt: “GV áp dụng phương pháp thuyết trình.”,

CBQL (ĐTB=4,25, ĐLC=0,68)đánh giá mức “tốt” và GV (ĐTB=3,98, ĐLC=0,62) đánh giá mức “khá”; “GV áp dụng phương pháp dạy học quan sát sự vật, hiện tượng.”, CBQL (ĐTB=3,79, ĐLC=0,72) và GV (ĐTB=3,82, ĐLC=0,66) đánh giá mức “khá”; “GV áp dụng phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ và giải quyết vấn đề.”, được CBQL (ĐTB=3,96, ĐLC=0,62) và GV (ĐTB=3,88, ĐLC=0,52); “GV áp dụng phương pháp luyện tập tình huống, ôn tập.”, cả CBQL (ĐTB=3,79, ĐLC=0,72) và GV (ĐTB=3,80, ĐLC=0,53) đánh giá mức “khá”. Khi so sánh sự khác biệt trị trung bình giữa CBQL và GV bằng kiểm địnhIndependent Samples T- Test, các kết quả tìm được cùng cho giá trị Sig≥0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Riêng đối tượng HV đều đánh giá các nội dung trên ở mức “tốt”

với ĐTB cáo nhất là 4,72 và thấp nhất là 4,60, ĐLC từ 0,48 đến 0,58.

Về phương tiện dạy học có 3 nội dung khảo sát, tập trung vào nhóm phương tiện tương tác và thực hành; nhóm tượng hình; nhóm kĩ thuật dạy học. Xét từng nội dung chi tiết, “Nhóm phương tiện tương tác và thực hành” được CBQL (ĐTB=4,29, ĐLC=0,62) và GV (ĐTB=4,32, ĐLC=0,26) đánh giá ở mức “tốt”; nội dung“Ứng dụng công nghệ thông tin vào nhóm tượng hình như sơ đồ, lược đồ, tài liệu và hình ảnh minh họa.”, cả CBQL (ĐTB=4,08, ĐLC=0,83) và GV (ĐTB=4,04, ĐLC=0,60) đánh giá mức “khá”; “Nhóm kĩ thuật dạy học như máy tính, máy chiếu, bảng từ, bảng viết, giấy A0 và bút lông” đều được CBQL (ĐTB=4,33, ĐLC=0,64) và GV (ĐTB=4,36, ĐLC=0,63) đánh giá mức “tốt”. Các chỉ số ĐLC cho thấy các câu trả lời có độ phân tán cao nhưng kết quả kiểm định Independent Samples T-Test so sánh trị trung bình hai đối tượng CBQL và GV, nội dung 3.1 và 3.3 (trong bảng 2.7.) cùng có giá trị Sig>0,05, nội dung 3.2 còn lại có Sig<0.05. Như vậy, chỉ có nội dung 3.2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế giữa CBQL và GV.

Khảo sát HV về phương thức đào tạo cùng các nội dung trên, có ĐTB từ 4,46 đến 4,78 và ĐLC từ 0,43 đến 0,66 đều ở mức đánh giá “tốt”, kết quả cho thấy các câu trả lời của HV có độ phân tán thấp hơn so với CBQL và GV.

Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ về phương thức đào tạo, tác giả không tìm thấy kế hoạch bài giảng chi tiết của GV và không có văn bản thành lập bộ phận hỗ trợ HV, các vấn đề liên quan đến HV chủ yếu do chuyên viên phụ trách khóa đào tạo tự giải quyết. Kết hợp dữ kiện khảo sát và hồ sơ lưu trữ, tác giả tìm thấy mối liên hệ mang tính hệ thống, dẫn đến hình thức tổ chức HV tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ chỉ đạt ở mức “trung bình”.

Về phương pháp dạy học, ĐTB các nội dung ở mức đánh giá “khᔓtốt”

cho thấy GV áp dụng tất cả phương pháp đề xuất trong bảng khảo sát. Tuy nhiên, từng nhóm phương pháp vẫn xuất hiện từ 1 đến 6 phiếu khảo sát có kết quả đánh giá chỉ ở mức “trung bình”. Vì thế, cần xem xét những dữ kiện khác, tiến hành phỏng vấn CBQL, GV và thu được một số thông tin sau:

- CBQL1, CBQL2, CBQL3: Các tiêu chí về hoạt động đào tạo chưa cụ thể hóa trong quy chế hoạt động Viện. Mỗi khoa/phòng tự quyết định hình thức và nội dung đánh giá GV. Hiện tại, một số khoa/phòng không có kế hoạch dự giờ tiết giảng theo định kì, chỉ thống nhất phương thức đào tạo thông qua quá trình phân công GV đứng lớp và chủ yếu chỉ đạo chung qua các buổi họp chuyên môn tại bộ phận.

- GV1, GV2, GV3: GV xây dựng phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và đối tượng HV.

Riêng đánh giá về phương tiện dạy học, các chỉ số trung bình cho biết GV sử dụng các nhóm phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đạt hiệu quả nhất định. Trong đó, nội dung “Ứng dụng công nghệ thông tin vào nhóm tượng hình như sơ đồ, lược đồ, tài liệu và hình ảnh minh họa.” vẫn còn ý kiến đánh giá ở mức “trung bình”, tuy kết quả chứng minh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa CBQL và GV. Khi tra cứu thông tin, tác giả tìm thấy danh mục trang thiết bị dạy học và vị trí lắp đặt máy chiếu trong hệ thống phòng học nhưng không có quy định bắt buộc soạn giáo án điện tử.

Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học kết hợp với phương tiện hỗ trợ hiện đại là thích ứng với xu hướng phát triển, tạo môi trường dạy học tích cực, tăng cường tương tác giữa GV và HV. Đặc biệt, đối với các khóa đào tạo theo vị trí việc làm, việc trao đổi thông tin, thảo luận, giải quyết các tình huống là sự trải nghiệm thực tế, những bài học cho cả GV và HV. Đổi mới để tăng cường chất lượng đào tạo là điều tiêu chí kiên quyết, Viện cần thực hiện nhiều biện pháp từ khuyến thích đến các quy định cụ thể để GV đổi mới đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)