Người dạy (GV) và người học (HV) cùng đồng hành trong hoạt động dạy – học, trong sự tương tác hai chiều nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức. Với vai trò định hướng, GV cần đạt các tiêu chí về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ý thức trách nhiệm đối với HV và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặt khác, HV là nguồn động lực, đích đến của GV. Vì vậy, HV chủ động học tập, tương tác với GV và hoàn thành nhiệm vụ học tập là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt đông dạy – học. Kết quả khảo sát thực trạng về GV và HV trình bày tại bảng 2.8.
Bảng 2.8. Số liệu đánh giá thực trạng về người dạy – người học
TT Người dạy – người học CBQL GV/CV Sig HV
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Người dạy (GV) 4,23 4,15 4,79
1.1
GV có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung khóa đào tạo.
4,42 0,72 4,28 0,57 0,25 4,83 0,39 1.2 GV có kĩ năng sư phạm. 3,88 0,80 3,82 0,69 0,74 4,77 0,48 1.3 GV tích cực tương tác, phản hồi thắc mắc của HV. 4,25 0,74 4,16 0,55 0,02 4,83 0,37 1.4 GV hỗ trợ HV hoàn thành nhiệm vụ học tập. 4,33 0,64 4,18 0,56 0,13 4,82 0,39 1.5
GV bảo đảm thời gian ra, vào lớp theo quy định của khóa học.
4,13 0,74 4,08 0,60 0,11 4,78 0,45
1.6
GV bảo đảm truyền đạt đầy đủ kiến thức theo nội dung đào tạo.
4,38 0,58 4,30 0,54 0,46 4,75 0,45
1.7 GV có ý thức nghiên
TT Người dạy – người học CBQL GV/CV Sig HV
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
năng lực chuyên môn.
2 Người học (HV) 3,93 3,95 4,65
2.1
HV có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đào tạo của khóa học.
4,17 0,64 4,02 0,55 0,12 4,62 0,51
2.2 HV có động cơ hoc tập
rõ ràng. 4,25 0,74 4,28 0,61 0,20 4,69 0,48
2.3 HV chủ động tương tác
với GV trong giờ học. 3,71 0,75 3,98 0,62 0,06 4,62 0,51
2.4
HV hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV.
4,04 0,81 4,04 0,57 0,09 4,68 0,47
2.5
HV bảo đảm thời gian học tập theo quy định của khóa học.
3,88 0,74 3,90 0,65 0,65 4,68 0,48
2.6 HV có tinh thần tự học
và tự nghiên cứu. 3,50 0,78 3,54 0,68 0,44 4,59 0,52
Khảo sát thực trạng về người dạy có 7 nội dung, được CBQL và GV đánh giá từ mức “khá” đến “tốt”, lần lượt ĐTB và ĐLC như sau: “GV có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung khóa đào tạo.”, CBQL (ĐTB=4,42, ĐLC=0,72) và GV (ĐTB=4,28, ĐLC=0,57) đánh giá ở mức “tốt”; “GV có kĩ năng sư phạm.”, cả CBQL (ĐTB=3,88, ĐLC=0,80) và GV (ĐTB=3,82, ĐLC=0,69) đánh giá mức
“khá”; “GV tích cực tương tác, phản hồi thắc mắc của HV.”, CBQL (ĐTB=4,26, ĐLC=0,74) đánh giá “tốt” và GV (ĐTB=4,16, ĐLC=0,55) đánh giá mức “khá”;
“GV hỗ trợ HV hoàn thành nhiệm vụ học tập.”, CBQL (ĐTB=4,33, ĐLC=0,64) đánh giá mức “tốt” và GV (ĐTB= 4,18, ĐLC = 0,56) đánh giá mức “khá”; “GV bảo đảm thời gian ra, vàolớp theo quy định của khóa học.”, ĐTB của CBQL=4,38 và ĐLC=0,58, ĐTB của GV=4,30 và ĐLC=0,54 cả hai đều ở mức đánh giá “tốt”;
“GV có ý thức nghiên cứu, học tập nâng cao năng lực chuyên môn.”, CBQL (ĐTB=4,21, ĐLC=0,66) đánh giá mức “tốt” và GV (ĐTB=4,20, ĐLC=0,64) đánh giá mức “khá”.
Tiến hành khảo sát người học (HV), tác giả xây dựng 6 nội dung. Với nội dung 2.2 tại bảng 2.8. “HV có động cơ hoc tập rõ ràng.” được đánh giá “tốt” với ĐTB của CBQL=4,25 và ĐLC=0,74, ĐTB của GV=4,28 và ĐLC=0,61. Các nội
dung còn lại ở mức “khá” với ĐTB của CBQL từ 3,50 đến 4,25 và ĐLC từ 0,64 đến 0,81; ĐTB của GV từ 3,54 đến 4,04 và ĐLC từ 0,55 đến 0,68. Sử dụng kiểm định Independent Samples T-Test so sánh trị trung bình hai đối tượng CBQL và GV, tất cả các kết quả Sig>0,05, kết quả cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa CBQL và GV.
HV được khảo sát cùng các nội dụng trên và ĐTB đạt từ 4,59 đến 4,83 ớ mức đánh giá “tốt”, ĐLC từ 0,37 đến 0,52. Từ các chỉ số tìm được cho biết các câu trả lời của HV có độ phân tán thấp hơn CBQL và GV. Việc tra cứu thông tin từ lượng giá cuối khóa, tác giả thu được dữ liệu đánh gia tương đồng với kết quả khảo sát của HV.
CBQL và GV đánh giá thực trạng về người dạy và người học ở mức “khá”,
thấp hơn mức đánh giá “tốt” của HV. Tuy có sự khác biệt nhưng kết quả phỏng vấn CBQL1, CBQL2, CBQL3 và GV1, GV2, GV3 đã lí giải như sau: GV có kinh nghiệm thực tế nhưng ít được tập huấn về phương pháp giảng dạy tích cực. Họ đảm trách cùng lúc nhiều công việc khác nhau, dẫn đến tình trạng thiếu tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể. HV có mục đích học tập rõ ràng. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn người học không đồng bộ, một số HV có kiến thức chuyên môn không phù hợp với vị trí việc làm. Bên cạnh đó, họ vừa học vừa làm, thiếu tời gian tự học và tự nghiên cứu.
Kết luận: Viện cần tăng cường kĩ năng sư phạm và chuyên biệt hóa cho đội ngũ GV. BQL khoa/phòng cần có chiến lược nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ nhân lực tại bộ phận và kế hoạch phân công nhiệm vụ hợp lí, tránh phân công chồng chéo nhiệm vụ.