Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 79)

Các yếu tố chủ quan tập trung vào 3 nội dung lớn như “Uy tín của Viện”,

“Năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ tại Viện”“Chính sách tài chính về học phí và hoạt động quảng cáo của Viện”. Mỗi nội dung lớn bao hàm 2 nội dung nhỏ và dữ liệu khảo sát được trình bày tại bảng 2.18.

Bảng 2.18. Số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

TT Yếu tố chủ quan ĐTB CBQL ĐLC ĐTB ĐLC GV/CV Sig

1 Uy tín của Viện 2,79 2,68

1.1 Uy tín về thương hiệu trong các lĩnh

vực đào tạo. 2,79 0,93 2,68 0,91 0,71

1.2 Uy tín về chuyên môn trong công tác

chỉ đạo tuyến. 2,79 0,93 2,68 0,87 0,97

2 Năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ

tại Viện 2,61 2,64

2.1 Ý thức trách nhiệm. 2,58 0,83 2,60 0,81 0,91

2.2 Năng lực chuyên môn. 2,63 0,82 2,64 0,83 0,66

3 Chính sách tài chính về học phí và

hoạt động quảng cáo của Viên 2,65 2,43

3.1 Chi phí đào tạo tại Viện so với các cơ

sở đào tạo khác. 2,88 0,85 2,74 0,66 0,24

3.2 Quy mô và hình thức tiếp cận khách

hàng. 2,42 0,93 2,46 0,79 0,28

Đầu tiên là yếu tố “Uy tín của Viện.” có ĐTB tổng thể của CBQL=2,79, GV=2,68 đều ở mức “ít ảnh hưởng”, 2 nội dung chi tiết cùng được đánh giá mức

“ít ảnh hưởng”, gồm “Uy tín về thương hiệu trong các lĩnh vực đào tạo.” có ĐTB của CBQL=2,79, ĐLC=0,93 và ĐTB của GV=2,68, ĐLC=0,91; “Uy tín về chuyên môn trong công tác chỉ đạo tuyến.” với ĐTB của CBQL=2,79, ĐLC=0,93 và GV (ĐTB=2,68, ĐLC=0,87). Tiếp theo là yếu tố “Năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ

tại Viện.” cũng bao hàm 2 nội dung chi tiết, gồm “Ý thức trách nhiệm.” được CBQL (ĐTB=2,58, ĐLC=0,83) và GV (ĐTB=2,60, ĐLC=0,81) đánh giá ở mức

“ảnh hưởng”; “Năng lực chuyên môn.” được cả CBQL và GV đánh giá ở mức “ít ảnh hưởng”, CBQL có ĐTB=2,63, ĐLC=0,82 và GV có ĐTB=2,64, ĐLC=0,83. Cuối cùng là yếu tố “Chính sách tài chính về học phí và hoạt động quảng cáo của Viên” cũng có 2 nội dung nhỏ. Với nội dung “Chi phí đào tạo tại Viện so với các cơ sở đào tạo khác.”, cả CBQL (ĐTB=2,88, ĐLC=0,85) và GV (ĐTB=2,74, ĐLC=2,74) đánh giá ở mức “ít ảnh hưởng”. Nội dung còn lại “Quy mô và hình thức tiếp cận khách hàng.” được CBQL (ĐTB=2,42, ĐLC=0,93) và GV (ĐTB=2,46, ĐLC=0,79)đánh giá ở mức “ảnh hưởng” và ĐLC tất cả nội dụng điều tra cho biết các câu trả lời của hai nhóm đối tượng có độ phân tán cao. Việc kiểm định Independent Samples T-Test tìm sự khác biệt trị trung bình giữa hai tổng thể là cần thiết và tất cả kết quả Sig>0,05. Điều này xác nhận, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế giữa CBQL và GV.

Kết luận Chương 2

Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản về lĩnh vực y tế công cộng có chức năng đào tạo. Trong quá trình hình thành và phát triển, Viện không ngừng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các chỉ số khảo sát thu được về thực trạng quản lí hoạt động tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, công tác quản lí về lĩnh vực đào tạo đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, làm ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo tại Viện như: một số cán bộ quản lí và giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, còn xem nhiệm vụ dạy – học chỉ mang tính thời vụ. Đội ngũ giảng viên có trình đồ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về nội dung chương trình đào tạo nhưng còn hạn chế về nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng xây dựng đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Để khắc phục những bất cập trên, Viện cần xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về lĩnh vực đào tạo, phát triển trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm đồng bộ cho giảng viên, hoàn hiện quy trình tổ chức lớp và đặc biệt là hoàn thiện công cụ quản lí để hiệu quả công tác đào tạo ngày càng cao.

Căn cứ cơ sở lí luận và các chỉ số nghiên cứu thu được về thực trạng quản lỉ hoạt động đào tạo, tác giả đề xuất năm biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và được trình bày tại chương 3.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lí

Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, thực hiện nhiệm vụ đào tạo dưới sự quản lí của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ. Hoạt động đào tạo vận hành theo quy định pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tình hình thực tế tại đơn vị. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo căn cứ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội;

- Quyết định số 705/2019/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030;

- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Quyêt định số 122/2013/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông tư số 22/2013/TT-CP ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;

- Quyết định số 2963/QĐ-BYT ngày 16/7/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 2566/QĐ-BYT ngày 24/6/2015 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán Bộ quản lí ngành y tế phía Nam thuộc Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả xây dựng và đề xuất các biện pháp quản

lí nhằm tăng cường hoạt động đào tạo tại Viện phù hợp với định hướng phát triển ngành và xu thế khách quan.

Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược phát triển phù hợp chiến lược quốc gia và Bộ Y tế giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 về các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Mục tiêu tổng quát: Năm 2020, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Viện nghiên cứu khoa học hàng đầu tại khu vực phía Nam và đến năm 2030 vươn tầm khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực y tế công cộng, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành y tế theo nhu cầu xã hội đáp ứng những biến động khắc khe trong lĩnh vực đào tạo.

Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức đảm bảo về số lượng và năng lực chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Viện phụ trách;

- Chuẩn hóa hoạt động đào tạo;

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tăng cường nghiệp vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho tuyến dưới.

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Hoạt động đào tạo được hình thành và vận hành do nhu cầu thực tiễn, người học chính là yếu tố khách quan để hoạt động đào tạo sinh ra và tồn tại. Do đó, hoat động đào tạo phải phản ánh chính xác năng lực người học qua kết quả học tập. Để đảm bảo tính khách quan, công tác quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh phải chú trọng đến đối tượng đào tạo, họ là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, họ tham gia đào tạo để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng và nghiệp vụ chuyên môn. Nghĩa là, việc xây dựng mục tiêu và nội dung đào tạo phải trên cơ sở xác định HV cần gì và khả năng hiện tại của học viên ra sao. Từ đó, xây dựng phương thức đào tạo và phân công GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đảm bảo chuyển tải hiệu quả nội dung

đào tạo và kết quả đào tạo là thang đo năng lực HV và GV. Vì thế, lựa chọn phương pháp quản lí phải dựa vào thực tiễn mới đảm bảo nguyên tắc khách quan.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ

Hoạt động đào tạo là một hệ thống xuyên suốt, bao hàm các thành tố không tách rời, do đó, tính toàn diện và động bộ là yêu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động đào tạo. Với đặc thù đào tạo theo vị trí việc làm, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cần xem xét tính toàn diện và đồng bộ xuất phát từ nhu cầu và phù hợp với đặc điểm HV. Nghĩa là, cần xác định đặc điểm của sản phẩm đào tạo từ nhu cầu xã hội (đầu vào). Bước tiếp theo là căn cứ vào đặc điểm sản phẩm đào tạo, cụ thể theo vị trí việc làm để xác định lại các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn để thiết kế công nghệ đào tạo và biện pháp quản lí phù hợp. Quản lí HĐTĐ là chuỗi hoạt động quản lí liên quan đến nhiều bộ phận cùng tác động lên các thành tố. Vì vậy, xây dựng các biện pháp quản lí phải dựa trên các mối liên quan giữa các thành tố và triển khai tổ chức đồng bộ từ các cấp quản lí nhằm đạt hiệu quả sau quá trình thực hiện.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Mục tiêu quan trọng của việc đề xuất các biện pháp quản lí là khắc phục những bất cập còn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo tại đơn vị. Vì thế, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả là điều kiện kiên quyết. Các biện pháp đề xuất cần dựa vào điều kiện thực tế của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực và phản ánh đúng sự thật khách quan về các thành tố cấu thành hoạt động đào tạo.

3.3. Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo tại Viện a. Mục đích của biện pháp

Nhận thức đồng bộ về hoạt động đào tạo là nền tảng hình thành sự đồng thuận cho quá trình định hướng đổi mới hoạt động đào tạo. Sự biến động thường xuyên về thị trường đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa là cơ hội và thách thức của Viện YTCCTPHCM, việc nhận thức đúng đắn những huận lợi, khó khăn, điểm mạnh,

điểm yếu tại Viện là mục đích của biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo. Từ đó, nhận thức rõ việc đổi mới hoạt động đào tạo là cấp thiết và chỉ có đổi mới, mới đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung:

- Nâng cao nhận thức các đối tượng theo hướng ưu tiên, bắt đầu từ Ban lãnh đạo Viện đến QL cấp trung gian, GV và nhân viên về đổi mới hoạt động đào tạo.

- Xác định quản lí hoạt động đào tạo là quản trị doanh nghiệp về lĩnh vực đào tạo, cần xây dựng thương hiệu, coi trọng tính cạnh tranh về lĩnh vực đào tạo và đổi mới quản lí đào tạo để nâng chất lượng đào tạo tại Viện.

- Xem HV là khách hàng trung tâm trong hoạt động đào tạo và đổi mới hoạt động đào tạo, là đối tác ở hiện tại và tương lai, là đối tượng được chăm sóc theo cách riêng của Viện.

- Đổi mới theo cách hiện đại hóa từ chương trình đến phương thức đào tạo HV là đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tổ chức thực hiện:

Một là, xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức đội ngũ nhân lực tại Viện. Kế hoạch bao gồm nội dung chương trình cần thực hiện, thời gian và địa điểm tổ chức, người điều phối, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian hoàn thành và kết quả cần đạt được. Thành viên xây dựng kế hoạch và CBQL phải là những người am hiểu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đào tạo và đổi mới hoạt động đào tạo. Họ là bộ phận kết nối thông tin và cung cấp thông tin đến tập thể cán bộ, viên chức tại Viện.

Hai là, xác định tài lực, nhân lực và các điều kiện đảm bảo hiện thực hóa kế hoạch. CBQL phải hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động đào tạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới hoạt động đào tạo, tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như kĩ năng của người phụ trách công việc.

Ba là, tiến hành tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo khoa học theo định kì. Đây là bước quan trọng để đội ngũ CBQL, GV và chuyên viên tiếp cận các

thông tin, trao đổi kinh nghiệm thực tế về đổi mới hoạt động đào tạo, từ đó thay đổi nhận thức và băt đầu hành động.

Bốn là, xây dựng hệ thống báo cáo kết quả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo qua mạng nội bộ theo định kì (6 tháng/1 lần) để đánh giá hiệu quả của các hoạt động và xác định cá nhân, bộ phận có thành tích trong quá trình thực hiện.

Năm là, xây dựng tiêu chí khen thưởng rõ ràng, cụ thể và thực hiện chính sách khen thưởng công khai, phù hợp với cá nhân và bộ phận có thành tích. Phương pháp khen thưởng là hình thức công nhận sự phấn đấu của đội ngũ nhân lực tại Viện, tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng nỗ lực trong công tác đổi mới đào tạo.

3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học a. Mục đích của biện pháp

Theo xu thế phát triển kinh tế chính trị hiện nay, thị trường lao động biến động thường xuyên. Việc cập nhật nội dung chương trình đào tạo, điều chỉnh hoặc xây dựng mới để đáp ưng nhu cầu thực tiễn là cần thiết và hết sức quan trọng. Hoàn thiện mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phương thức đào tạo hiện đại, gắn với nhu cầu người học là phương pháp thiết thực tiếp cận nhà tuyển dụng, mở rộng thị trường đào tạo, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Viện YTCCTPHCM. Đây chính là một trong những chiến lược tồn tại và phát triển thích hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung:

Nội dung chương trình đào tạo từng khóa học phải hướng tới sản phẩm đầu ra, cụ thể là học viên. Sau khi hoàn thành khóa học, năng lực người học phải đáp ứng được công việc đang phụ trách, hiệu quả cao hơn và là cơ sở phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tổ chức thực hiện

Một là, xây dựng kênh khảo sát nhu cầu đào tạo theo vị trí việc làm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)