Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Về yếu tố khách quan, tác giả đưa ra 3 nội dung tổng quát với 6 nội dung chi tiết, được trình bày tại bảng 2.17.

Bảng 2.17. Số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

TT Các yếu tố khách quan CBQL GV/CV Sig

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế

về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực 2,79 2,71

1.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở

y tế tư nhân và nhà nước. 2,79 0,83 2,64 0,83 0,99

1.2

Các tiêu chí công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động chuyên môn của các đơn vị ngoài ngành y tế, có liên quan đến lĩnh vực đào tạo do Viện phụ trách.

2,79 0,72 2,78 0,71 0,82

2 Kinh tế - xã hội tại khu vực phía

Nam 3,22 3,30

2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu

vực. 3,38 0,92 3,36 0,66 0,09

2.2 Lương bình quân của người học. 3,04 1,04 3,26 0,69 0,55

2.3 Ý thức học tập, nâng cao tri thức của

cộng đồng dân cư trong khu vực. 3,25 0,85 3,28 0,76 0,47

3

Yếu tố cạnh tranh từ các cơ sở đào tạo khác trong cùng lĩnh vực đào tạo do Viện phụ trách

2,50 0,72 2,54 0,54 0,06

Một là, yếu tố chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, gồm 2 nội dung đều được đánh giá “ít ảnh hưởng”, gồm “Các tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở y tế tư nhân và nhà nước.” với ĐTB của CBQL=2,79, ĐLC=0,83 và ĐTB của GV=2,64, ĐLC=0,83; “Các tiêu chí công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động chuyên môn của các đơn vị ngoài ngành y tế, có liên quan đến lĩnh vực đào tạo do Viện phụ trách.” có ĐTB của CBQL=2,79, ĐLC=0,72 và ĐTB của GV=2,78, ĐLC=0,71.

Hai là, yếu tố kinh tế - xã hội tại khu vực phía Nam với 3 nội dung, gồm “Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực.” được đánh giá mức “ít ảnh hưởng” với CBQL có ĐTB=3,38, ĐLC=0,92 và GV có ĐTB=3,36, ĐLC=0,66; “Lương bình quân của người học.” cùng mức đánh giá ‘ít ảnh hưởng”, ĐTB của CBQL=3,04, ĐLC=1,04 và ĐTB của GV=3,26, ĐLC=0,69; riêng nội dung “Ý thức học tập, nâng cao tri thức của cộng đồng dân cư trong khu vực.”, CBQL đánh giá ở mức “ít ảnh hưởng” (ĐTB=3,25, ĐLC=0,85) nhưng GV đánh giá ở mức “ảnh hưởng”

Ba là, yếu tố “Cạnh tranh từ các cơ sở đào tạo khác trong cùng lĩnh vực đào tạo do Viện phụ trách.”, cả hai đối tượng CBQL (ĐTB=2,50, ĐLC=0,72) và GV (ĐTB=2,54, ĐLC=0,54) đều đánh giá ở mức “ảnh hưởng”.

Từ các chỉ số ĐLC tại bảng 2.16. cho biết độ phân tán các câu trả lời khá cao và kiểm định Indepentend Samples T-Test tìm sự khác biệt trị trung bình giữa CBQL và GV, tất cả kết quả có Sig>0,05, như vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với hai nhóm đối tượng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)