Thực trạng về quản lí nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 68)

Tác giả đưa ra 6 nội dung khảo sát về quản lí nội dung đào tạo (chương trình đào tạo) từ khâu lập kế hoạch đến quá trình hiện thực hóa kế hoạch, gắn với nhiệm vụ TTĐTBD và các khoa/phòng chuyên môn, trình bày trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Số liệu đánh giá công tác quản lí nội dung đào tạo

TT Quản lí nội dung đào tạo

CBQL GV/CV

Sig

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

4,07 4,06

1

TTĐTBD phối hợp với các khoa/phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch mở lớp hằng năm.

4,13 0,74 4,14 0,61 0,57

2

TTĐTBD ban hành, phổ biến kế hoạch chiêu sinh các khóa học đến khoa/phòng.

4,17 0,92 4,24 0,66 0,18

3

BQL Khoa/Phòng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy (TKB).

4,13 0,74 4,00 0,64 0,38

4

BQL khoa/phòng chỉ đạo tổ trưởng và GV biên soạn nội dung chương trình khóa học do khoa/phòng phụ trách.

4,04 0,81 4,06 0,59 0,14

5 BQL khoa/phòng duyệt kế hoạch của tổ

chuyên môn và GV. 4,04 0,81 4,08 0,70 0,72

6

Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học theo nội dung khóa học.

3,88 0,80 3,82 0,77 0,75

Trong các nội dung theo thứ tự từ 1 đến 6 tại bảng 2.12. có nội dung 2 được CBQL đánh giá “tốt” và GV đánh giá “khá”. Riêng các nội dung 1, 3, 4, 5 và 6 đều được CBQL và GV đánh giá “tốt”. Các ĐTB và ĐLC như sau:

Một là, “TTĐTBD phối hợp với các khoa/phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch mở lớp hằng năm.”, ĐTB của CBQL=4,13, ĐLC=0,74 và ĐTB của GV=4,14, ĐLC=0,61.

Hai là, “TTĐTBD ban hành, phổ biến kế hoạch chiêu sinh các khóa học đến khoa/phòng”, ĐTB của CBQL=4,17, ĐLC=0,74 và ĐCB của GV=4,24, ĐLC=0,66;

Ba là, “BQL khoa/phòng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy.”, ĐTB của CBQL=4,13, ĐLC=0,74 và ĐTB của GV=4,00, ĐLC=0,64.

Bốn là, “BQL khoa/phòng chỉ đạo tổ trưởng và GV biên soạn nội dung chương trình khóa học do khoa/phòng phụ trách.”, ĐTB của CBQL=4,04, ĐLC=0,81 và ĐTB của GV=4,06, ĐLC = 0,59.

Năm là, “BQL khoa/phòng duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn và GV.”, ĐTB của CBQL=4,04, ĐLC=0,81 và ĐTB của GV=4,08, ĐLC=0,70.

Sáu là, “Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học theo nội dung khóa học.”, ĐTB của CBQL=3,88, ĐLC=0,80 và ĐTB của GV=3,82, ĐLC=0,77.

Chỉ số ĐLC cho thấy các câu trả lời hai nhóm CBQL và GV có độ phân tán cao. Bước so sánh sự khác biệt trị trung bình giữa CBQL và GV bằng kiểm định Independent Samples T-Test với tất cả giá trị Sig>0,05 (Sig từ 0,14 đến 0,75) chứng minh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với hai nhóm khảo sát.

Kết luận: trong sáu nội dung khảo sát thực trạng về quản lí nội dung đào tạo, chỉ có nội dung thứ 6 với ĐTB<4, kết hợp với các chỉ số ĐTB đánh giá thực trạng nội dung đào tạo, cho thấy công tác quản lí, điều phối giữa TTĐTBD với khoa/phòng bước đầu có kết quả tương đối. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các hình thức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, viên chức tại Viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)